Khám phá Cách chế biến củ ba kích để ngâm rượu phát huy tác dụng tốt nhất

Khám phá Cách chế biến củ ba kích để ngâm rượu phát huy tác dụng tốt nhất

Khám phá Cách chế biến củ ba kích để ngâm rượu phát huy tác dụng tốt nhất

Củ ba kích là loại dược liệu quý hiếm được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho con người. Nhờ những thành phần dưỡng chất quan trọng, củ ba kích góp phần chăm sóc sức khỏe tuyệt vời.

Tuy nhiên, muốn phát huy trọn vẹn giá trị của loại củ này. Đòi hỏi bạn cần nắm bắt cách thức chế biến sao cho phù hợp từng mục đích.

Qua chia sẻ từ bài viết dưới đây, chắc chắn sẽ cung cấp cho bạn kiến thức hữu ích nhất.

Đặc điểm củ ba kích

Củ ba kích thuộc phần rễ của loại cây thân leo, sống nhiều năm. Loại thảo dược ngọn có cạnh, màu tím, có lông, khi về già trở nên nhẵn.

Củ ba kích tím

Củ ba kích là phần rễ của cây thảo dược thân leo, sống lâu năm

Lá hình mác hoặc dáng bầu dục thuôn nhọn, mọc đối nhau. Phiến lá cứng, có lông, xuất hiện tập trung ở phần gân và mép lá, khi về già sẽ ít lông hơn.

Mùa hoa ba kích ra vào tháng 5-6, mùa quả từ tháng 7-10, khi chín quả có màu đỏ.

Phần rễ cây chính là củ ba kích được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Củ có hình dạng dài, trông giống ruột gà, chia đoạn thắt ngắn.

Củ ba kích

Củ ba kích tươi

Bề mặt củ ba kích màu vàng xám, bên trong lõi màu hồng nhạt hoặc tím, lõi tâm màu nâu vàng. Dược liệu không mùi, có vị ngọt xen lẫn chút chát.

Thời điểm thu hoạch củ ba kích thường vào tháng 10-11 hàng năm. Người dân sẽ đào xung quanh cây ba kích một cách cẩn thận nhằm thu trọn bộ rễ cây.

Sau đó, đem về rửa sạch, để ráo nước rồi sơ chế tách bỏ phần lõi, chỉ lấy thịt làm thuốc. Củ ba kích có thể dùng tươi hoặc phơi khô bảo quản dùng dần.

Tác dụng của củ ba kích

Củ ba kích có thể phơi khô dùng dần

Trong thành phần củ ba kích hội tụ nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe người dùng.

Chẳng hạn như hoạt chất anthraquinon được tạo thành do thủy phân từ anthraglucozit. Chức năng giải độc, cường gân cốt, ích thận, bổ gan…

Bên cạnh đó là nguồn vitamin (B1, C), các axit hữu cơ, nhiều chất vô cơ (Na, K, Mg, Cu, Fe, Zn…) cần thiết đối với cơ thể.

Trước kia, củ ba kích mọc hoang tại các khu rừng thứ sinh khu vực trung du, vùng núi Bắc Bộ.

Tuy nhiên, ngày nay người ta còn trồng chuyên canh ở những vùng dược liệu.

Bởi thế, khi chọn mua bạn cần nhận biết về đặc điểm từng loại để tận dụng tối đa tác dụng của củ ba kích.

Công dụng của cây ba kích

23 Công dụng của Cây Ba Kích tuyệt vời không thể ngờ

Ba kích có ba kích tím và ba kích trắng dược tính hoàn toàn khác nhau. Cây ba kích có nhiều công dụng chữa …

Xem thêm »

1, Củ ba kích rừng tự nhiên

Đường kính củ ba kích rừng tự nhiên khá nhỏ, vỏ sần sùi, dáng ngoằn ngoèo, màu vỏ vàng đậm, chia thành nhiều đoạn thắt ngắn.

Do mọc hoang nơi đồi núi khô cằn nên thịt dược liệu khá cứng, kém mọng nước. Tách ra phần bên trong thấy màu tím đậm, tươi, lõi dai khó sơ chế.

Dù vậy, đây lại là loại chứa đựng nguồn giá trị dinh dưỡng vượt trội. Củ ba kích rừng luôn được tin tưởng dùng làm thuốc, có giá bán cao hơn so với loại trồng.

Củ ba kích có tác dụng gì

Củ ba kích mọc ở rừng tự nhiên có giá trị làm thuốc cao hơn dược liệu trồng

2, Củ ba kích trồng

Qua sự đầu tư, chăm sóc kỹ lưỡng nên củ ba kích trồng khá to, có vỏ ngoài nhẵn, đẹp, màu vàng nhạt. Từng đốt rễ củ ít thắt đoạn, thu hoạch dễ dàng nên vỏ ít bị trầy xước.

Tách phần thịt ra sẽ thấy bên trong củ ba kích trồng mềm, mọng nước, màu nhạt và dễ sơ chế.

Tác dụng của củ ba kích

Theo Đông y, củ ba kích có tính vị cay, hơi ấm, chủ đại phong tà khí, bổ huyết, ích tinh, tán phong thấp.

Đặc biệt phải kể đến tác động bổ thận tráng dương, cường âm, suy nhược thần kinh… hiệu quả.

Trong khi đó, các nghiên cứu của Y học hiện đại chỉ ra củ ba kích chứa đựng nguồn dưỡng chất vượt trội.

Với sự góp mặt của tinh bột, đường, tinh dầu, các chất vô cơ (Na, K, Mg, Cu, Fe, Zn…), vitamin, axit hữu cơ…

Bên cạnh khả năng nâng cao đề kháng sức khỏe người dùng. Củ ba kích còn chứa hoạt chất anthraglucozit thúc đẩy sinh lý phái mạnh.

Hoạt chất anthraquinon giải độc gan, giảm đau, giảm cholesterol trong máu, trị huyết áp cao…

Cách chế biến củ ba kích

Tác dụng của củ ba kích phát huy hiệu quả đối với nhiều tình trạng bệnh

Cách chế biến củ ba kích tím

Khi đã biết về đặc điểm, tác dụng củ ba kích, bạn đừng quên trang bị kiến thức về cách chế biến dược liệu.

Qua đó, phát huy lợi tốt nhất lợi ích các bài thuốc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe.

1, Trị chứng thận hư hàn, tiểu nhiều, chán ăn trướng bụng

Nguyên liệu gồm ba kích, lộc nhung, phụ tử, nhục thung dung, thạch hộc, thục địa mỗi vị 60g.

Thêm mỗi thứ 44g có chỉ xác, bạch linh, hoàng kỳ, mẫu đơn, mộc hương, nhân sâm, ngưu tất, phúc bồn tử.

Cùng với đó là quế tâm, tân lang, sơn thù, thự dự, tiên linh tỳ, tục đoạn, xà sàng tử, viễn chí, liều lượng cũng 44g.

Toàn bộ dược liệu bán đem tán thành bột mịn. Sau đó trộn mật làm hoàn để dùng ngày 15-20g. Uống với rượu khi bụng còn đói.

2, Chữa thận hư, đau xương khớp

Bài thuốc được chế biến từ ba kích, ngưu tất, thạch hộc mỗi loại 36g; đương quy40g, khương hoạt 54g, sinh khương 54g, tiêu 4g.

Các nguyên liệu bạn giã nát, thêm 4 lít rượu vào ngâm trong bình sạch đậy nắp kín. Qua khoảng 1 tuần là có thể lấy ra sử dụng. Mỗi lần dùng 15ml, uống 3 lần/ngày.

3, Trị hoạt tinh, di tinh, đau lưng do thận hư

Với 10g dành cho mỗi loại dược liệu bao gồm ba kích, phúc bồn tử, đảng sâm, thỏ ty tử; thần khúc và sơn dược lượng 20g.

Tán nguyên liệu thành bột mịn, trộn thêm mật ong thành từng viên nhỏ. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần chừng 12g.

Hướng dẫn cách chế biến củ ba kích ngâm rượu giúp bổ thận tráng dương

4, Bổ thận, tráng dương

Bài thuốc có sự góp mặt của củ ba kích tím, cam cúc hoa mỗi vị 30g, thục địa 23g; thục tiêu, câu kỷ tử mỗi thứ 15g, phụ tử 10g.

Tán bột tất cả dược liệu để đem ngâm cùng 3 lít rượu. Chờ qua 2 tháng trở lên bạn lấy ra dùng. Uống rượu ba kích khi bụng đói, mỗi lần 10ml, ngày dùng 2-3 lần.

Ngoài cách trên, bạn có thể áp dụng cách chế biến củ ba kích tím theo công thức khác để tăng cường chức năng bổ thận, tráng dương.

Bạn mua 300g trai sống về làm sạch, thái từng miếng nhỏ, thêm 30g ba kích tím. Cho vào nồi cùng gừng tươi, gia vị, nước đủ dùng.

Hầm nguyên liệu chừng 3 giờ đồng hồ trên bếp lửa nhỏ. Dùng riêng món ăn hoặc ăn cùng với cơm đều được.

5, Trị chứng ra nhiều khí hư, ra mồ hôi trộm, tử cung bị lạnh

Bạn chuẩn bị 45g ba kích, 90g lương khương, 250g tử kim đằng, 30g thanh diêm, ngô thù và nhục quế, lượng 60g mỗi loại.

Nguyên liệu bạn mang đi tán thành bột mịn, trộn rượu nếp làm hoàn. Ngày uống 15-20g cùng với rượu, cho thêm chút muối nhằm tăng hiệu quả tối đa.

6, Trị chứng đau mỏi chân ở người cao tuổi

Bài thuốc được chế biến từ 100g mỗi loại gồm ba kích, nhục thung dung, thỏ ty tử, đỗ trọng, xuyên tỳ giải.

Các loại dược liệu kể trên, bạn tán nhuyễn, trộn đều với mật ong. Vo thành từng viên nhỏ, lượng chừng 10-12g. Ngày uống 5-7 viên, dùng 3 lần/ngày.

7, Chữa đau bụng, đi tiểu không tự chủ

Nguyên liệu được sử dụng gồm ba kích tím 14g; nhục thung dung, sinh đại mỗi vị 60g; tang phiêu tiêu, thỏ ty tử, tục đoạn, lượng đều 40g.

Bạn chuẩn bị thêm 16g viễn chí, 12g đỗ trọng (đã ngâm rượu, sao khô), 4g lộc nhung; các vị phụ tử, ngũ vị tử, quan quế, sơn thù du, long cốt mỗi thứ 20g.

Tất cả sau đó đem tán thành bột mịn, nặn viên hoàn lượng 10g/viên. Ngày uống 2-3 viên giúp cải thiện tình hình nhanh chóng.

8, Trị huyết áp cao

Để khắc phục tình trạng huyết áp cao, bạn dùng củ ba kích, tiên mao, tri mẫu, dâm dương hoắc, hoàng bá, đương quy mỗi thứ 12g.

Từ các dược liệu trên, bạn cho vào ấm đất sắc cùng 600ml nước bằng lửa nhỏ. Lấy cạn 200ml, chia đều lượng thuốc để uống ngày 3 lần. Áp dụng bài thuốc khoảng 3 tháng, huyết áp của bạn sẽ được ổn định trở lại.

Bài thuốc từ của ba kích

Củ ba kích kết hợp các vị thuốc hỗ trợ điều trị một số chứng bệnh quan trọng

Lưu ý khi sử dụng củ ba kích

Chắc chắn đến đây bạn đã hoàn toàn bị thuyết phục bởi tác dụng củ ba kích mang lại cho sức khỏe. Và đang mong muốn được trải nghiệm ngay tùy theo tình trạng cơ thể.

Dù vậy, bạn vẫn cần phải lưu ý đến một số vấn đề quan trọng được chỉ ra dưới đây.

Nếu không khó có thể đạt được giá trị hữu ích của dược liệu.

Thậm chí mất an toàn, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

1, Trước khi chế biến cần bỏ lõi ba kích

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng phần lõi bên trong củ ba kích chứa chất rubiadin và carbohydrates có tác động xấu đến hệ tim mạch.

Khi không bỏ lõi dược liệu sẽ dẫn đến các hiện tượng tim đập nhanh, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn…

Hơn thế, không sơ chế cẩn thận lõi ba kích còn khiến cho bài thuốc bị đổi vị.

Điều đó khiến người dùng cảm thấy khó dùng. Cũng như giảm đi hiệu quả vốn có.

2, Thời gian ngâm củ ba kích

Cách chế biến củ ba kích ngâm rượu được đánh giá như giải pháp lý tưởng dành cho phái mạnh. Với chức năng bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lý ấn tượng.

Ngoài việc nắm bắt phương thức thực hiện theo từng trường hợp đã được trình bày bên trên. Bạn nên chú ý chờ đợi rượu ba kích từ 3 tháng trở đi mới sử dụng.

Khoảng thời gian đó giúp dược liệu tiết hết toàn bộ dược chất có trong thành phần. Cho hương vị thơm ngon, đậm đà, màu sắc hấp dẫn.

Lưu ý về cách sơ chế bỏ lõi củ ba kích

3, Về đối tượng sử dụng

Củ ba kích phù hợp cho nhiều người dùng khác nhau. Bao gồm phụ nữ, nam giới, người bình thường muốn tăng cường sức khỏe. Cho đến người trung niên, cao tuổi cần làm mạnh gân cốt…

Tuy nhiên, một số đối tượng lại không thích hợp để dùng dược liệu. Chẳng hạn như người gặp vấn đề về chứng rong kinh, âm hư quá vượng, đại tiện táo bón…

4, Chọn mua củ ba kích đúng chuẩn

Nhằm đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng tăng cao. Thị trường đã ghi nhận rất nhiều cơ sở cung cấp củ ba kích.

Không khó để bạn được đáp ứng mục đích. Song hãy tìm đến địa chỉ uy tín mới giúp bạn mua thành công dược liệu đúng chuẩn.

Tránh trường hợp dễ bị mua chuộc bởi những lời quảng cáo hoa mỹ về ba kích rẻ. Không đảm bảo chất lượng, tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm.

Chúc bạn áp dụng thành công các cách chế biến củ ba kích theo hướng dẫn. Nâng cao khả năng trị bệnh, bảo vệ sự an toàn sức khỏe.

5/5(1
bình chọn
)

NHAP “TU KHOA” BAN CAN TIM KIEM:

Bài Cùng Chuyên Mục Cây Thuốc Nam

Leave a Comment