Khảo sát bệnh Tai Mũi Họng thường gặp của công nhân xí nghiệp hầm lò mỏ than 35
Luận văn Khảo sát bệnh Tai Mũi Họng thường gặp của công nhân xí nghiệp hầm lò mỏ than 35 – Tổng công ty than Đông Bắc. Ngành khai thác than ở Việt Nam có từ thời Pháp thuộc đầu thế kỷ XIX đến nay. Nó là một ngành công nghiệp quan trọng vì than là nguyên liệu cung cấp cho nhiều ngành nghề công nghiệp quan trọng khác như: điện, xi măng, luyện kim … và xuất khẩu, đồng thời giải quyết công ăn việc làm cho hàng vạn lao động và dịch vụ.
Ngành khai thác mỏ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân ở Việt Nam, đóng góp 10-12% tổng sản phẩm quốc nội và tạo công ăn việc làm cho hơn 400.000 người trong đó gần 140 nghìn lao động đang hoạt động trong ngành khai thác than – khoáng sản, trong đó có tới gần 70% làm việc tại các mỏ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh [1]. Quảng Ninh là nơi có trữ lượng than lớn, tập trung và có sản lượng than lớn nhất cả nước.
Tuy nhiên khai thác mỏ là ngành lao động nặng nhọc, độc hại nguy hiếm chứa đựng nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động. Người lao động phải làm việc dưới hầm sâu, chật hẹp, gò bó, tối tăm, thường xuyên phải tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây nên các bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan đến nghề nghiệp như bụi than, đá, kim loại (cadimi, man gan…), phóng xạ; bùn nước ứ đọng, tiếng ồn, rung chuyến và các loại hơi khí độc CH4, CO, CO2, TNT… [2] ,[ 3].
Công nghệ khai thác than hầm lò của nước ta còn lạc hậu, bán cơ giới, lao động chân tay là phổ biến chiếm tới 80% thiếu điều kiện đế tiếp nhận và đổi mới công nghệ, thiết bị cũ kĩ lạc hậu và không đồng bộ, việc khai thác than ngày càng khó khăn do xuống sâu.
Kết quả nghiên cứu và kiếm tra môi trường của Viện y học lao động và vệ sinh môi trường và Trung tâm y tế lao động tỉnh Quảng Ninh cho thấy môi trường lao động trong các mỏ than đặc biệt là hầm lò bị ô nhiễm rõ, một số chỉ số vượt tiêu chuẩn vệ sinh như: độ ẩm, tiếng ồn, tốc độ gió, bụi than [4].
Môi trường lao động độc hại kết hợp với những yếu tố hạn chế trong quy trình lao động như: tư thế lao động gò bó, đường hầm ẩm ướt … làm ảnh hưởng tới năng suất lao động và sức khỏe người lao động. Mặc dù các mỏ đã có những biện pháp như áp dụng cải tiến công nghệ và trang bị bảo hộ lao động nhưng tình hình nhiễm bệnh nói chung và bệnh tai mũi họng nói riêng van là vấn đề rat cần quan tâm. tỷ lệ bệnh trong công nhân ngành than còn rất cao: Bệnh bụi phổi 3 – 4%, viêm phế quản 7%, bệnh ngoài da 20%, đặc biệt là bệnh tai mũi họng chiếm 60 – 70% [5].
Nhà nước đã có những chính sách ưu đãi đối với công nhân ngành than. Tổng công ty than Đông Bắc cũng đã áp dụng nhiều biện pháp an toàn bảo hộ lao động để hạn chế ảnh hưởng của MTLĐ độc hại tới người lao động và tích cực chăm sóc sức khỏe cho công nhân, ưu tiên khám chữa bệnh cho công nhân. Hàng năm công ty tổ chức khám sức khỏe định kì 02 lần trong một năm nhằm phát hiện bệnh và quản lý sức khỏe công nhân tốt hơn. Một số bệnh xếp trong danh mục bệnh nghề nghiệp như là bệnh bụi phổi được quan tâm phát hiện và giải quyết chế độ cho người lao động. Tuy nhiên việc đánh giá điều tra tình hình bệnh tai mũi họng cũng như đánh giá ảnh hưởng của MTLĐ độc hại tới bệnh tai-mũi-họng nơi tiếp xúc đầu tiên với các yếu tố bên ngoài của đường hô hấp và tiêu hóa chưa được cụ thể và đầy đủ.
Để thiết thực trong việc góp phần bảo vệ quyền lợi của người lao động, công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho công nhân ngành than việc đánh giá MTLĐ và ảnh hưởng của nó tới sức khỏe công nhân, bệnh nghề nghiệp và các bệnh thường gặp là cần thiết. Từ nhận thức chung đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát bệnh Tai Mũi Họng thường gặp của công nhân xí nghiệp hầm lò mỏ than 35 – Tổng công ty than Đông Bắc“, với hai mục tiêu cụ thể sau:
- Xác định tỷ lệ mắc bệnh tai mũi họng thường gặp qua thăm khám lâm sàng và nội soi của công nhân xí ngiệp than hầm lò 35 – Tổng công ty than Đông Bắc năm 2014.
- Đề xuất một số biện pháp phòng bệnh bệnh tai mũi họng qua đối chiếu tỷ lệ mắc bệnh và yếu tố môi trường lao động.
MỤC LỤC
ðẶT VẤN ðỀ………………………………………………………………………………. 1
Chương 1: TỔNG QUAN ………………………………………………………………. 3
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH TAI MŨI HỌNG VÀ YẾU TỐ
MÔI TRƯỜNG TRONG LAO ðỘNG CÔNG NGHIỆP TRONG VÀ
NGOÀI NƯỚC………………………………………………………………………. 3
1.1.1. Trên thế giới……………………………………………………………………. 3
1.1.2. Trong nước……………………………………………………………………… 4
1.2. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LAO ðỘNG VÀ QUI TRÌNH
SẢN XUẤT TRONG MỎ THAN HẦM LÒ ……………………………….. 6
1.2.1. Ảnh hưởng của môi trường khai thác than tới bệnh TMH …………. 6
1.2.2. Tác hại của bụi than ………………………………………………………….. 6
1.2.3. Tác hại của hơi khí ñộc ……………………………………………………… 6
1.2.4. Tác hại của vi khí hậu vị trí làm việc khắc nghiệt ……………………. 7
1.2.5. Các vi sinh vật gây bệnh…………………………………………………….. 7
1.2.6. Tác hại tổng hợp ………………………………………………………………. 7
1.2.7. Quy trình sản xuất mỏ than…………………………………………………. 8
1.3. MỘT SỐ ðẶC ðIỂM VỀ GIẢI PHẪU SINH LÝ TMH………………… 8
1.3.1. Một số ñiểm về giải phẫu và sinh lý Tai Mũi Họng………………….. 8
1.3.2. Giải phẫu và sinh lý Tai…………………………………………………….. 9
1.3.3. Giải phẫu và sinh lý Mũi Xoang …………………………………………12
1.3.4. Giải phẫu và sinh lý Họng…………………………………………………21
1.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP THĂM KHÁM TMH…………………………….26
1.4.1. Hỏi bệnh………………………………………………………………………..26
1.4.2. Khám thường bằng ñèn Clar………………………………………………26
1.4.3. Khám nội soi………………………………………………………………….26
1.5. MỘT SỐ BỆNH VIÊM TAI MŨI HỌNG THƯỜNG GẶP……………27
Chương 2: ðỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………28
2.1. ðỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU …………………………………………………28
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn ñối tượng nghiên cứu và MTLð……………..28
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ…………………………………………………………..28
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………………………………….28
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu………………………………………………………….28
2.2.2. Chọn mẫu nghiên cứu ………………………………………………………28
2.2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu …………………………………………………….29
2.2.4. Các bước tiến hành nghiên cứu…………………………………………..30
2.2.5. ðịa ñiểm thời gian nghiên cứu……………………………………………31
2.2.6. Thu thập và xử lý số liệu …………………………………………………..32
2.2.7. Khống chế sai số trong nghiên cứu………………………………………33
2.2.8. Khía cạnh ñạo ñức trong nghiên cứu……………………………………33
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………………………………….34
3.1. KẾT QUẢ KHÁM BỆNH TẠI CÔNG TY THAN 35 ………………….34
3.1.1. Tình hình bệnh tai mũi họng chung……………………………………..35
3.1.2. Tình hình mắc bệnh tai của công nhân …………………………………36
3.1.3. Tình hình mắc bệnh mũi xoang…………………………………………..38
3.1.4. Tình hình bệnh về họng- thanh quản ……………………………………41
3.2. ðỐI CHIẾU BỆNH TMH VỚI YẾU TỐ MTLð VÀ ðỀ XUẤT MỘT
SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP………………………………………………….45
3.2.1. ðối chiếu bệnh TMH với các yếu tố MTLð………………………….45
3.2.2. ðối chiếu tuổi nghề và tuổi ñời với tỷ lệ mắc bệnh TMH…………48
Chương 4: BÀN LUẬN…………………………………………………………………50
4.1. BỆNH LÝ TMH THÔNG THƯỜNG Ở CÔNG NHÂN HẦM LÒ….50
4.1.1. Phần bệnh chung……………………………………………………………..50
4.1.2. Tình hình mắc bệnh tai mũi họng thông thường……………………..51
4.1.3. Tình hình mắc các bệnh về tai ……………………………………………52
4.1.4. Tình hình mắc các bệnh về mũi – họng…………………………………53
4.1.5. Tìm hiểu tác ñộng của môi trường lao ñộng tới bệnh tai mũi họng ở
công nhân hầm lò …………………………………………………………….59
4.2. ðỐI CHIẾU BỆNH TMH VỚI MÔI TRƯỜNG LAO ðỘNG VÀ ðỀ
XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP……………………………….61
4.2.1. Về ñiều kiện lao ñộng ………………………………………………………61
4.2.2. ðối chiếu tỷ lệ mắc bệnh TMH với yếu tố vi khí hậu………………62
4.2.3. Các yếu tố lý hóa …………………………………………………………….63
4.2.4. Các khí trong lò ………………………………………………………………65
4.2.5. ðối chiếu về tuổi nghề và tuổi ñời của công nhân…………………..66
4.2.6. ðề xuất một số biện pháp can thiệp……………………………………..67
KẾT LUẬN…………………………………………………………………………………7 1
KIẾN NGHỊ………………………………………………………………………………..7 2
TÀI LIệU THAM KHảO
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Lê Minh Chuẩn (2012). ” Tổng kết ngành than Việt Nam 2012 và triển khai nhiệm vụ 2013″. Báo cáo hội nghị tổng kết năm 2012.Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
- Nguyễn Ngọc Anh (2001). “đặc điểm bệnh bụi phổi – Sillic trong công nhân khai thác than ở Thái Nguyên”, Hội nghị khoa học Y học toàn quốc lần thứ V , NXB Y học.Tr: 333-341.
- Lê Trung (2001). ” Các bệnh hô hấp nghề nghiệp “, Nhà xuất bản Y học Hà Nội. Tr: 116-205.
- Nguyễn Bá Chẳng , Vũ Quang Thiện ( 1998). “Tình hình môi trường lao động vùng mỏ Quảng Ninh “. Hội nghị khoa học Y học lao động toàn quốc lần thứ ba. Tr: 4.
- Vũ Thành Khoa (2002). Nghiên cứu tình hình bệnh viêm mũi họng trong công nhân hầm lò mỏ than Thống Nhất – Quảng N inh, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Y Hà Nội
- Huỳnh Khắc Cường và cộng sự (2006). “Bệnh hô hấp trên nghề nghiệp” , Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh mũi xoang. Tr: 159-166.
- Nguyễn Ngọc Anh (2009). đặc ñiểm môi trường lao động và áp dụng biện pháp can thiệp phòng chống viêm phế quản ở công nhân luyện thép Thái nguyên, Luận án Tiến sĩ Y học, Học viện Quân y Hà Nội
- Nguyễn Khắc Hải (1998). “điều tra khảo sát tình hình ô nhiễm môi trường lao động ở một số xí nghiệp quốc phòng ñiển hình có công nghệ mới, biện pháp khắc phục. đề tài cấp Nhà nước khoa học công nghệ.
- Vũ Trường Phong (1998). Ảnh hưởng tiếng ồn công nghiệp đến sức nghe của công nhân nhà máy ñóng tàu Sông Cấm và côn g ty vận tải thủy 3, Luận văn thạc sỹ y học, Trường ðại học Y Hà Nội.
- Nguyễn Quốc Tiến, Trần Văn Tập (2000). Nghiên cứu môi trường lao ñộng và sức khỏe công nhân công ty sứ Thái Bình. Tạp chí Y học , 4, 11
- Phạm Văn Tố (2001). Nghiên cứu môi trường lao động và tình trạng bệnh lý phổi – phế quản của công nhân khai thác tha n ở công ty Đông Bắc-Quảng Ninh , Luận văn thạc sĩ Y học,Học viện Quân Y.
- Trần Ngọc Lan (2001). “Góp phần nghiên cứu mối liên quan giữa tiếp xúc Amiang và tình hình bệnh ñường hô hấp ở công nhân sản xuất tấm lợp fibro xi măng”. Báo cáo Hội nghị Y học lao ñộng và vệ sinh môi trường toàn quốc lần thứ IV. Viện y học lao ñộng : Tr: 211-212.
- Trần Văn Tuấn (2004). “Nghiên cứu đặc điểm bệnh tật của công ty than Đông Bắc” . Hội nghị quốc tế Y học lao ñộng và vệ sinh môi trường. NXB Y học. Tr: 519-523.
- Lê Thanh Hải (2009). Nghiên cứu bệnh VMXMT ở công nhân luyện thép Thái Nguyên và đánh giá biện pháp can thiệp, Luận văn tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội
- Đỗ Hàm (2007). Vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp, NXB Lao động – Xã hội. Tr: 159-164.
- Trương Việt Dũng (1997). Bụi trong sản xuất và các bệnh do bụi NXB Y học Hà Nội, Vệ sinh môi trường dịch tễ – tập I. Tr: 461-473.
- Trần Thị Liên (1999). Môi trường lao ñộng và bệnh nấm da ở công nhân mỏ than Mạo Khê- Vàng Danh,Luận văn thạc sỹ, Trường ñại học Y Hà Nội
- Nguyễn Tấn Phong (1998). Phẫu thuật nội soi chức năng mũi xoang, Nhà xuất bản Y Học, Hà Nội.
- Nguyễn Thị Ngọc Dinh (2004). Lâm Sàng Tai Mũi Họng, Nhà xuất bản Y học Hà Nội. Tr: 131- 223.
- Nguyễn Tấn Phong (2009).Phẫu thuật nội soi chức năng tai giữa, Nhà xuất bản Y Học, Hà Nội. Tr: 7-207.
- Nguyễn Văn Huy, Hoàng Văn Cúc, Ngô Xuân Khoa vàCộng sự (2006).Mũi và thần kinh khứu giác, hầu, Giải phẫu người. NXB Y học Hà Nội.
- Bộ môn giải phẫu Đại học Y Hà Nội (2002). Atlas giải phẫu người, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
- Nguyễn Hữu Khôi (2005). Phẫu thuật nội soi mũi xoang, Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP HCM. Tr: 1- 83.
- Nguyễn Quang Quyền (2005). Atlas giải phẫu người, NXB Y học Hà Nội.
- Ngô Ngọc Liễn (2000). Sinh lý niêm mạc đường hô hấp trên và ứng dụng. Nội san Tai Mũi Họng, 1, 68-74.
- Nguyễn Hữu Khôi (2006). Viêm họng Amiñan và VA. Nhà xuất bản Y học tp HCM. tr: 1- 250.
- Graney D.O and Myers E.N (2001). Mouth – Anatomy, Cummings’ Textbook of Otolaryngology. p. 1- 12.
- Ngô Ngọc Liễn (2006). Giản yếu bệnh học Tai mũi họng. NXB Y học Hà Nội. Tr. 122-19.
- Hoàng Tiến Dũng (2004). Nghiên cứu bệnh tai mũi họng và một số yếu tố nguy cơ ở công nhân xí nghiệp chế biến thủy sản Xuân Thủy-Nam Định,Luận văn thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội
- Nguyễn Duy Bảo, ðào Phú Cường (2001).ðánh giá sức khỏe bệnh tật ở người lao ñộng trong ngành khai thác mỏ. Viện Y học lao ñộng và Vệ sinh môi trường.
- Phùng Minh Lương (2010). Nghiên cứu mô hình bệnh tai mũi họng thông thường của dân tộc Ede – Tây Nguyên và kết quả một số biện pháp can thiệp , Luận án Tiến sĩ Y học, Trường ðại học Y Hà Nội
- Phạm Khánh Hòa (1995). Một số nhận xét về bệnh tai mũi họng của nhân dân ở khu công nghiệp Thượng Đình . Kỷ yếu công trình khoa học. Trường ðại học Y Hà Nội : Tr: 80.
- Vũ Văn Sản (2005). Viêm mũi dị ứng và viêm mũi vận mạch. Nhà xuất bản Y học Hà Nội. Tr: 7 – 154.
- Hồ Xuân An (1996). Một số nhận xét về bệnh mũi họng của công nhân nhà máy nhiệt điện Phả Lại . Tạp chí y học thực hành ,4, 10-11.