KHẢO SÁT CÁC THỂ LÂM SÀNG Y HỌC CỔ TRUYỀN CỦA HỘI CHỨNG ĐAU BỤNG KINH NGUYÊN PHÁT
KHẢO SÁT CÁC THỂ LÂM SÀNG Y HỌC CỔ TRUYỀN CỦA HỘI CHỨNG ĐAU BỤNG KINH NGUYÊN PHÁT TRÊN SINH VIÊN NỮ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Lê Ngô Minh Như1, Trịnh Thị Diệu Thường
Mục tiêu: Khảo sát các thể lâm sàng Y học cổ truyền của hội chứng Đau bụng kinh nguyên phát trên sinh viên nữ tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được tiến hành qua 2 giai đoạn. Giai đoạn 1: khảo sát trên y văn kinh điển YHCT, giáo trình, sách chuyên khảo được giảng dạy tại các trường đại học và tìm kiếm các hội chứng lâm sàng YHCT, từ đó xây dưng bảng câu hỏi khảo sát trên lâm sàng.Giai đoạn 2: tiến hành phỏng vấn trên 384 sinh viên nữ đau bụng kinh nguyên phát từ 18 – 25 tuổi. Sử dụng phần mềm Lantern 5.0 để phân tích dữ liệu mô hình LTMs từ đó đưa ra hội chứng lâm sàng YHCT tương ứng. Kết quả: Nghiên cứu y văn ghi nhận 8 hội chứng lâm sàng YHCT (Thực hàn, Khí trệ huyết ứ, Khí huyết hư nhược, Can thận khuy hư, Huyết nhiệt, Hư nhiệt, Hư hàn, Thận khí hư). Nghiên cứu lâm sàng: thống kê kết quả bằng LTMs thành lập 8 hội chứng lâm sàng tương tự như trên y văn. Kết luận: Khảo sát được 8 hội chứng lâm sàng YHCT của Hội chứng Đau bụng kinh nguyên phát.
Hiện nay, đau bụng kinh ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, khả năng học tập và làm việc của phụ nữ trong độ tuổi sinh sản1. Nhiều phụ nữ phải tìm đến các phương pháp điều trị YHHĐ như dùng cácthuốc giảm đau, nội tiết tố và cũng ghi nhận nhiều tác dụng phụ đáng kể. Vì vậy phụ nữ ngày nay có xu hướng sử dụng các phương pháp điều trị như dùng thuốc y học cổ truyền, châm cứu, xoa bóp, nhĩ châm,…2,3Tuy nhiên trong YHCT, đau bụng kinh (hay còn gọi là thống kinh), còn chưa được thống nhất về các thể lâm sàng, gây khó khăn trong việc chẩn đoán và điều trị. Do đó đề tài nàychúng tôi muốn khảo sát thể lâm sàng và triệu chứng của Hội chứng đau bụng kinh nguyên phát dựa trên y văn cũng như trên đối tượng sinh viên nữ tại các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) nhằm hỗ trợ chẩn đoán, nâng cao hiệu quả điều trị và tiên lượng bệnh
Nguồn: https://luanvanyhoc.com