KHẢO SÁT CHẤT ƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH XƠ GAN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA XANH PÔN
KHẢO SÁT CHẤT ƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH XƠ GAN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA XANH PÔN
Phạm Thị Thanh Phương1, Nguyễn Thị Nga1
1 Trường Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả chất lượng cuộc sống của người bệnh xơ gan tại bệnh viện đa khoa Xanh Pôn năm 2020. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang có phân tích trên 80 người bệnh xơ gan đến khám và điều trị tại phòng khám tiêu hóa và khoa nội 2 bệnh viện đa khoa Xanh Pôn trong tháng 5 năm 2020. Kết quả: nghiên cứu cho thấy người bệnh trên 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 46.3%(37/80), nam giới chiếm ưu thế 65%(52/80), người bệnh về hưu và sống ở Hà Nội lần lượt chiếm ưu thế lần lượt là 51,3%(41/80) và 83.8% (67/80). Đa số người bệnh có tiền sử về sử dụng rượu và thuốc lá chiếm tỷ lệ lần lượt 57.5% và 52.5%. Nguyên nhân gây xơ gan cho người bệnh chủ yếu do viêm Gan B 73.8%(59/80). Điểm trung bình CLCS chung của người bệnh xơ gan thấp 4.71(SD = ± 0,69), với min 2,9 và max 6. Trong đó điểm CLCS trung bình của phần triệu chứng ở ổ bụng, đạt 4,29 (SD = ± 1,17), điểm CLCS trung bình của phần mệt mỏi đạt 4,26 (SD = ± 0,94), điểm CLCS trung bình của phần triệu chứng toàn thân đạt 4,51 (SD = ± 0,75), điểm CLCS trung bình của phần hoạt động đạt 4,63 (SD = ± 0,98), điểm CLCS trung bình của phần chức năng cảm xúc đạt 4,81 (SD = ± 0,78), cuối cùng là điểm CLCS trung bình của phần lo lắng cao 5,49 (SD = ±3,31). Kết luận: Bệnh xơ gan ảnh hưởng đến CLCS của người bệnh đặc biệt tình trạng mệt mỏi của người bệnh bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Trong năm 2017, xơ gan đã gây ra hơn 1,32 triệu ca tử vong. Trong đó 440.000 người chiếm 33.3% là nữ và 883.000 người chiếm 66,7% là nam trên toàn cầu.Tử vong do xơ gan chiếm 2,4% trong tổng số tử vong trên toàn cầu năm 2017.Có 10,6 triệu các trường hợp bị xơ gan mất bù và 112 triệu trường hợp bị xơ gan còn bù trong năm 2017 [5]. Ở Việt Nam năm 2016 tỷ lệ tử vong do xơ gan ở nam chiếm tỷ lệ 44,5/100000 dân/năm và 8,6/100000 dân/năm ở nữ. [6]Xơ gan là giai đoạn cuối của các bệnh về gan mật mạn tính. Người bệnh xơ gan ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của người bệnh vì người bệnh thường bị mệt mỏi, gầy sút cân, chán ăn, suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa, táo bón đau bụng, phù chân, cổ trướng, xuất huyết tiêu hóa.[3]. Hơn nữa, bệnh xơ gan làm ảnh hưởng đến vấn đề thể chất, mối quan hệ xã hội, suy giảm chức năng, thay đổi tâm trạng, lo lắng, trầm cảm, năng suất lao động giảm sút và cácvấn đề cảm xúc khác ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và hạnh phúc của người bệnh.[4]. Chất lượng cuộc sống” (CLCS) liên quan đến sức khỏe” là những ảnh hưởng do một bệnh, tật hoặc một rối loạn sức khỏe của một cá nhân đến sự thoải mái và khả năng hưởng thụ cuộc sống của cá nhân đó. Ngày nay, để đo lường kết quả điều trị người ta sử dụng khái niệm “kết quả” (outcome) trong đó chất lượng cuộc sống cũng là một kết quả của điều trị, đặc biệt trong các bệnh mạn tính vì ít nhiều gây ảnh hưởng lên CLCS của bệnh người bệnh (NB).Nghiên cứu về CLCS cung cấp cho người bệnh thêm thông tin về quá trình diễn tiến của bệnh cũng như tình trạng sức khỏe trong quá trình điều trị, qua đó giúp họ cân nhắc giữa các phương pháp điều trị khác nhau, đồng thời giúp người bệnh cải thiện khả năng thích nghi và hòa nhập với cuộc sống trong quá trình điều trị. [1]Từ trước đến nay, trên thế giới cũng đã có nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của người bệnh mắc bệnh gan mạn tính như Nhật Bản, Brazi [4]. Ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu trước đây về xơ gan, nhưng chủ yếu tập trung vào dịch tễ học, chẩn đoán, điều trị còn nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của người bệnh xơ gan còn hạn chế. và từ trước đến nay tại bệnh viện đa khoa Xanh Pôn chưa có đề tài nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của người bệnh xơ gan. Vì vậy em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát chất lượng cuộc sống của người bệnh Xơ gan tại bệnh viện đa khoa Xanh Pôn năm 2020”. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả chất lượng cuộc sống của người bệnh xơ gan tại bệnh viện đa khoa Xanh Pôn năm 2020
Nguồn: https://luanvanyhoc.com