KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC VÀ LÂM SÀNG CỦA BỆNH U MẠCH PHẲNG Ở TRẺ EM TẠI TRUNG TÂM U MÁU
KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC VÀ LÂM SÀNG CỦA BỆNH U MẠCH PHẲNG Ở TRẺ EM TẠI TRUNG TÂM U MÁU ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HCM
Trần Thế Viện*, Hoàng Văn Minh*
TÓM TẮT :
Tổng quan và mục tiêu: U mạch phẳng là biến dạng mao mạch nông lành tính của da thường gặp nhất. Hiện nay tại Việt nam, các số liệu về tình hình dịch tễ học của bệnh u mạch phẳng chỉ mới thực hiện trên phạm vi nhỏ và còn nhiều hạn chế. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát đặc điểm dịch tễ học của bệnh u mạch phẳng ở trẻ em tại Trung tâm U máu Đại học Y Dược Tp. HCM” nhằm giúp cho các bác sĩ lâm sàng có cái nhìn tổng quát về tình hình thực tiễn của bệnh này tại Việt Nam.
Phương pháp và đối tượng: phương pháp nghiên cứu mô tả hàng loạt ca. Đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân bị u mạch phẳng ≤ 15 tuổi đến khám tại Trung tâm U máu Đại học Y Dược Tp. HCM từ tháng 10/2010 đến 09/2013 được phỏng vấn và thăm khám trực tiếp.
Kết quả: Có 175 trẻ bị u mạch phẳng đến khám tại Trung tâm U máu Đại học Y Dược Tp. HCM từ tháng 10/2010 đến 09/2013, tuổi thường gặp từ 0-6, nữ mắc bệnh gấp hai lần nam, đa số các trường hợp đến từ Tp. Hồ Chí Minh. Vị trí bị u mạch phẳng thường gặp là vùng đầu mặt cổ chiếm khoảng 80%. Phương pháp điều trị trước khi vào nghiên cứu đa số là không điều trị gì (85%), kế đến là dán đồng vị phóng xạ P32 (12%), các phương pháp khác (3%). Có khoảng 02% các trường hợp u mạch phẳng có các hội chứng đi kèm: Sturge-Weber, Klippel Trenaunay, Proteus syndrome.
Kết luận: Hi vọng qua đề tài này sẽ giúp các bác sĩ lâm sàng có cái nhìn bao quát về tình hình bệnh và tư vấn phương pháp điều trị hiệu quả nhất nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân bị u mạch phẳng.
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất