Khảo sát đặc điểm giải phẫu mạch máu thần kinh xương hàm dưới ở người Việt
Luận án tiến sĩ y học Khảo sát đặc điểm giải phẫu mạch máu thần kinh xương hàm dưới ở người Việt.Kỹ thuật điều trị phục hồi trong nha khoa đã có nhiều thay đổi trong những năm qua với sự hỗ trợ của khoa học công nghệ, giúp thực hiện được những điều mà trước đây cho là không thể. Cấy ghép nha khoa là một trong những phương thức điều trị phục hồi tối ưu hiện nay, ngày càng được sử dụng ở Việt nam, và phẫu thuật cấy ghép nha khoa dần trở thành thực hành nha khoa thường quy. Một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong điều trị cấy ghép nha khoa là mô xương tại vị trí can thiệp đảm bảo về chiều cao, chiều rộng, đặc điểm mô xương và các liên quan với cấu trúc giải phẫu lân cận.
Phẫu thuật cấy ghép nha khoa ở vùng sau của xương hàm dưới tương đối khó do xương thường bị tiêu nhiều và có bó mạch thần kinh xương ổ dưới trải dài toàn bộ cành ngang trong xương hàm dưới. Tổn thương dây thần kinh liên quan đến phẫu thuật implant đã được ghi nhận đến 40%, trong đó nhiều nhất là tổn thương dây thần kinh xương ổ dưới (64,4%). Mức độ tổn thương thay đổi từ dị cảm nhẹ đến mất cảm giác tạm thời hoặc kéo dài, đôi khi là mất cảm giác vĩnh viễn. Tình trạng này là biến chứng nặng nhất, gây mất kiểm soát trong các hoạt động chức năng và làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống [11].
Ngược lại, vùng trước của xương hàm dưới thường được xem là vùng an toàn và là vùng cho xương lý tưởng trong các phẫu thuật ghép xương tự thân do không có những cấu trúc giải phẫu nguy hiểm. Tuy nhiên, vùng này đang là vùng thách thức lớn cho các nhà lâm sàng khi can thiệp phẫu thuật do chảy máu và tụ máu sàn miệng là biến chứng thường gặp nhất, và biến chứng này có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân [119]. Bên cạnh đó, một vài nghiên cứu cũng cho thấy có mối liên quan chặt giữa tình trạng xuất huyết khi đặt implant ở vùng này với đặc điểm của lỗ lưỡi [120]. Do đó, việc nghiên cứu sâu hơn về giải phẫu vùng cằm giữ vai trò quan trọng trên lâm sàng đối với các điều trị phẫu thuật xương hàm dưới, kể cả can thiệp đặt implant [10], [97].
Sự tiến bộ không ngừng của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh, việc phân tích các điểm mốc quan trọng trong ngành răng hàm mặt ngày càng chính xác hơn. Việc ra đời hệ thống chụp cắt lớp điện toán chùm tia hình nón (CBCT) là một bước ngoặt trong kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh của chuyên ngành nha khoa với các ưu điểm: thời gian ghi hình ngắn, liều bức xạ thấp và chi phí ít so với chụp cắt lớp thông thường. CBCT có độ tương phản cao; vì vậy rất hữu ích khi dùng để đánh giá các cấu trúc đường đi của thần kinh mạch máu trong xương [111], [112], [113].
Ngoài ra, theo nhiều tài liệu giải phẫu học, vùng sàn miệng và mặt trong xương hàm dưới được nuôi dưỡng bởi động mạch dưới lưỡi – nhánh của động mạch lưỡi hoặc động mạch dưới cằm – nhánh của động mạch mặt. Các nghiên cứu trên thế giới khảo sát trên thi thể và trên hình ảnh CBCT cũng đã cho rằng động mạch dưới lưỡi là động mạch nuôi dưỡng chính ở vùng sàn miệng và vùng trước xương hàm dưới[53], [69]. Tuy nhiên, Bavitz (1994) và một số tác giả lại cho rằng động mạch dưới cằm mới là động mạch chi phối chính[106].
Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới về các đặc điểm giải phẫu xương hàm dưới trên giải phẫu đại thể, trên hình ảnh chẩn đoán, đã xác định rằng giải phẫu xương hàm dưới có những thay đổi và các đặc điểm thay đổi này có thể nhìn thấy được trên CBCT. Tại Việt nam, đã có một số nghiên cứu bước đầu mô tả đặc điểm giải phẫu ống hàm dưới khảo sát trên chụp cắt lớp điện toán đa đầu dò (MSCT) ở xương hàm dưới của bệnh nhân có nhu cầu đặt implant hoặc khảo sát hình thái ống hàm dưới trên X quang toàn cảnh ở xương hàm dưới khô. Tuy nhiên các nghiên cứu này chỉ ghi nhận được đặc điểm ống hàm dưới trên một số vùng có đủ răng của xương hàm dưới, chưa đánh giá được toàn bộ vùng cành ngang cũng như đặc điểm giải phẫu ở vùng trước xương hàm dưới và chưa có nghiên cứu nào khảo sát nguồn cung cấp máu mặt trong của xương hàm dưới – nguyên nhân gây biến chứng đe dọa tính mạng bệnh nhân.
Cho đến nay, có một số vấn đề được đặt ra là: nguồn gốc các động mạch cung cấp cho xương hàm dưới bắt nguồn từ động mạch nào, và đường đi của những động mạch này có đặc điểm ra sao? Các dạng và đặc điểm của vùng cằm ở xương hàm dưới ở người Việt có những đặc điểm gì?.
Để trả lời các vấn đề trên, chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu:“ Khảo sát đặc điểm giải phẫu mạch máu thần kinh xương hàm dưới ở người Việt” nhằm các mục tiêu sau:
MỤC TIÊU CHUYÊN BIỆT
1. Mô tả đặc điểm của động mạch đi vào mặt trong xương hàm dưới người Việt.
2. Mô tả đặc điểm đường đi của ống hàm dưới trên hình ảnh CBCT xương hàm dưới người Việt.
3. Xác định các dạng và kích thước của lỗ cằm, vòng ngoặt trước, ống cửa và lỗ lưỡi trên hình ảnh CBCT xương hàm dưới người Việt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ môn Giải phẫu học – Đại học Y Dược TP.HCM (2017), “Sobotta Atlas giải phẫu người: Đầu, Cổ, Chi trên, Ngực, Bụng, Chậu, Chi dưới”, Nhà xuất bản Dân Trí, tr. 60-61.
2. Lê Văn Cường (2012), Các dạng và kích thước động mạch ở người Việt nam, Nhà xuất bản Y học, Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, tr 174-186.
3. Hoàng Tử Hùng (2005), Cắn Khớp học, Nhà xuất bản Y học, chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 3 – 4.
4. Thái Thanh Mỹ (2006), “Đặc điểm hình thái lỗ cằm trên 53 xương hàm dưới”, Tạp chí Y hoc Thành phố Hồ Chí Minh, 10 (1), tr. 129 – 134.
5. Cao Thị Thanh Nhã, Lê Đức Lánh, Phan Ái Hùng (2013), Đặc điểm ống răng dưới vùng răng sau trên hình ảnh MSCT, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Phụ bản tập 17 (2), tr 193 – 201.
6. Nguyễn Thái Phượng (2006), Hình thái lỗ hàm dưới trên xương khô hàm dưới người Việt, Tạp chí Y hoc Thành phố Hồ Chí Minh, 11 (2), tr 41- 48.
7. Nguyễn Quang Quyền (2008), ”Bài giảng Giải phẫu học tâp 1, 2″, Bộ môn Giải phẫu học Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh, tr. 261 – 262
Tiếng Anh
8. Akyalcin S., English J.D., Abramovitch K.M., Rong X. J. (2013), “Measurement of skin dose from cone-beam computed tomography imaging”, Head and Face Medicine, 9, pp. 28.
9. Al-Ani O., Nambiar P., Ha KO., Ngeow (2013), “Safe zone for bone harvesting from the interforaminal region of the mandible”, Clinical Oral Implants Research Journal, 24 (Suppl A100), pp. 115 – 21.
10. Alhassani A. (2010), “Inferior Alveolar Nerve Injury in Implant Dentistry: Diagnosis, Causes, Prevention,and Management”, Journal of Oral Implantology, 36, pp. 401- 407.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2. 1: Các biến số độc lập 57
Bảng 2. 2: Các biến số phụ thuộc 59
Bảng 3. 1: Phân bố mẫu theo giới tính 65
Bảng 3. 2: Nguyên uỷ của động mạch lưỡi, động mạch mặt, động mạch giáp trên .65
Bảng 3. 3: Đường kính và chiều dài trung bình thân chung động mạch 65
Bảng 3. 4: Đường kính động mạch Lưỡi và động mạch Mặt tại nguyên ủy 67
Bảng 3. 5: Đường kính trung bình chung của động mạch lưỡi và động mạch mặt ..67
Bảng 3. 6: Phân loại nguyên ủy động mạch dưới lưỡi theo Nakajima 67
Bảng 3. 7: Phân bố động mạch dưới lưỡi bên phải và bên trái 69
Bảng 3. 8: Tỉ lệ động mạch dưới lưỡi đi vào lỗ lưỡi giữa và lỗ lưỡi bên 69
Bảng 3. 9: Đường kính động mạch dưới lưỡi 70
Bảng 3. 10: Đường kính động mạch dưới lưỡi theo đặc điểm thân chung 71
Bảng 3. 11: Chiều dài và đường kính trung bình của động mạch dưới lưỡi 71
Bảng 3. 12: Đường kính động mạch dưới lưỡi tại vị trí lỗ lưỡi giữa 71
Bảng 3. 13: Hiện diện vòng ngoặt trước trên thi thể theo giới 72
Bảng 3. 14: Hình dạng chuyển tiếp của dây thần kinh xương ổ dưới tại vùng cằm .72
Bảng 3. 15: Đường kính ống hàm dưới tại vị trí lỗ hàm 72
Bảng 3. 16: Đường kính ống hàm dưới tại vị trí chóp chân răng 73
Bảng 3. 17: Khoảng cách từ ống hàm dưới đến các mốc giải phẫu 73
Bảng 3. 18: Tương quan đường kính và khoảng cách từ ống hàm dưới đến răng ….74
Bảng 3. 19: Hình dạng ống hàm dưới trên mặt phẳng đứng dọc 75
Bảng 3. 20: Hình dạng ống hàm dưới theo mặt phẳng ngang 75
Bảng 3. 21: Hiện diện ống đôi ống hàm dưới 75
Bảng 3. 22: Đường kính ống đôi ống hàm dưới 76
Bảng 3. 23: Đường kính trước sau và đường kính trên dưới của lỗ cằm 76
Bảng 3. 24: Đường kính của lỗ cằm theo từng giới và từng bên 76
Bảng 3. 25: Góc của ống cằm trên mặt phẳng đứng ngang 77
Bảng 3. 26: Góc của ống cằm trên mặt phẳng ngang 78
Bảng 3. 27: Sự hiện diện của lỗ cằm phụ 78
Bảng 3. 28: Đường kính trung bình của lỗ cằm phụ 78
Bảng 3. 29: Tỉ lệ xuất hiện vòng ngoặt trước 79
Bảng 3. 30: Chiều dài trung bình vòng ngoặt trước 79
Bảng 3. 31: Tương quan của vòng ngoặt trước với các đặc điểm khác 80
Bảng 3. 32: Đường kính ống cửa hàm 80
Bảng 3. 33: Tương quan Pearson vòng ngoặt trước với đường kính ống cửa 81
Bảng 3. 34: Chiều dài trung bình ống cửa hàm dưới 81
Bảng 3. 35: Khoảng cách từ ống cửa hàm dưới đến mặt ngoài xương hàm dưới ….81
Bảng 3. 36: Khoảng cách từ ống cửa hàm dưới đến mặt trong xương hàm dưới 82
Bảng 3. 37: Khoảng cách từ ống cửa hàm dưới đến bờ dưới xương hàm dưới 82
Bảng 3. 39: Đường kính và khoảng cách lỗ lưỡi đến bờ, thành xương hàm dưới ….83
Bảng 3. 40: Sự chia đôi của ống lưỡi giữa 83
Bảng 3. 41: Kích thước lỗ lưỡi bên 84
Bảng 4. 1: Tỉ lệ động mạch dưới lưỡi theo phân loại của Nakajima 97
Bảng 4. 2: Vị trí lỗ cằm 113
Bảng 4. 3: Hình thái vòng ngoặt của các nghiên cứu 117
Bảng 4. 4: Kết quả các nghiên cứu lỗ lưỡi giữa 126
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2. 1: Tiến trình nghiên cứu 60
Biểu đồ 2. 2: Khảo sát đặc điểm nghiên cứu vùng bên XHD 61
Biểu đồ 2. 3: Khảo sát đặc điểm nghiên cứu vùng cằm 62
Biểu đồ 3. 1: Vị trí động mạch dưới lưỡi đi vào lỗ lưỡi giữa 70
Biểu đồ 3. 2: Vị trí động mạch đi vào lỗ lưỡi bên 70
Biểu đồ 3. 3: Vị trí lỗ cằm theo chiều trước sau 77
Biểu đồ 3. 4: Phân bố vị trí lỗ cằm phụ theo lỗ cằm 79
Biểu đồ 3. 5: Tần suất hiện diện lỗ lưỡi giữa 82
Biểu đồ 3. 6: Phân bố vị trí lỗ lưỡi giữa 83
Biểu đồ 3. 7: Tần suất hiện diện lỗ lưỡi bên 84
Biểu đồ 4. 1: Tỉ lệ các nguyên ủy của động mạch dưới lưỡi cấp máu sàn miệng . 96
Biểu đồ 4. 2: Ồng hàm dưới – chóp chân răng 107
Biểu đồ 4. 3: Ồng hàm dưới – thành ngoài và thành trong xương hàm dưới . . 108
Biểu đồ 4. 4: Ồng hàm dưới – bờ dưới xương hàm dưới 108