KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG KHẢ NĂNG PHỤC HỒI NGÔN NGỮ CỦA TRẺ ĐIẾC BẨM SINH SAU PHẪU THUẬT CẤY ỐC TAI ĐIỆN TỬ

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG KHẢ NĂNG PHỤC HỒI NGÔN NGỮ CỦA TRẺ ĐIẾC BẨM SINH SAU PHẪU THUẬT CẤY ỐC TAI ĐIỆN TỬ

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG KHẢ NĂNG PHỤC HỒI NGÔN NGỮ CỦA TRẺ ĐIẾC BẨM SINH SAU PHẪU THUẬT CẤY ỐC TAI ĐIỆN TỬ
Nguyễn Thanh Vũ1, Phạm Thị Minh Anh1, Đặng Thị Dượt1, Nguyễn Ngọc Thành Đạt1, Huỳnh Hoàng Minh1, Chiêm Hoàng Nhân1
1 Đại học Quốc Gia – Tp. Hồ Chí Minh
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát các đặc điểm lâm sàng và sự phục hồi thính giác của trẻ sau phẫu thuật cấy ốc tai điện tử. Thiết kế nghiên cứu: Hồi cứu và tiến cứu mô tả loạt ca. Phương pháp: Khảo sát các đặc điểm lâm sàng và khả năng phục hồi thính giác của trẻ qua đánh giá lâm sàng trên thang điểm CAP. Kết quả: Chúng tôi nghiên cứu 39 trẻ điếc bẩm sinh đã phẫu thuật cấy ốc tai điện tử tại Bệnh viện Tai – Mũi – Họng TPHCM từ 01/2018 đến 04/2020 gồm 20 trẻ nam  và 19 trẻ nữ. Độ tuổi phẫu thuật từ 1 đến 13 tuổi (trung bình 3.92 ±2.87 tuổi), trong đó đa số trẻ cấy ốc tai điện tử từ 1 đến 3 tuổi (61.54%). Số trẻ được cấy một tai là 23/39 trẻ (58,97%). Số trẻ được cấy hai tai là 16/39 trẻ (41,03%). Sau phẫu thuật 1 năm, tất cả trẻ đạt CAP từ 5 điểm trở lên, trong đó 87.18% trẻ đạt CAP từ 6 đến 7 điểm. CAP trung bình sau 1 năm cấy ốc tai điện tử là 6.18 ±0.64. Kết luận: Chúng tôi nghiên cứu 39 trẻ điếc bẩm sinh gồm 20 trẻ nam  và 19 trẻ nữ. Độ tuổi phẫu thuật từ 1 đến 13 tuổi). Số trẻ được cấy một tai là 23/39 trẻ (58,97%). Điểm CAP của tất cả trẻ có xu hướng tăng mạnh và về gần bình thường trong vòng 1 năm sau phẫu thuật. Cấy ốc tai điện tử 2 bên cho hiệu quả phục hồi thính giác cao hơn.

Điếc câm bẩm sinh là khiếm khuyết về giác quan thường gặp nhất, gây ảnh hưởng nghiêm trọng  đến  sinh  hoạt  xã  hội,  sự  phát  triển  tâm sinh lý của bệnh nhân, đặc biệt là ảnh hưởng rất nhiều đến tương lai của trẻ em.Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) có 430 triệu người nghe kém (chiếm 5% dân số), trong đó có 34 triệu trẻ em. Trong  đó,  khu  vực  Châu  Á  Thái  Bình  Dương đứng thứ 2 về tỉ lệ nghe kém ở trẻ em (2%), sau Nam Á (2.4%). Tại Việt Nam, theo Bộ Lao động Thương binh và  Xã  hội,  đến  năm  2003  có  662  ngàn  trẻ  bị khuyết tật (2.4%). Trong đó, rối loạn thần kinh và khiếm thính phổ biến thứ hai (17%), sau khuyết tật vận động (29%)[1]. Theo báo cáo của Người khuyết  tật  năm  2009  có  khoảng  3  triệu  người khiếm thính (chiếm 3.8% dân số), trong đó trẻ em chiếm 0.5% với tỉ lệ nam nhiều hơn nữ [2]. Phẫu thuật cấy ốc tai điện tử bắt đầu nhờ vào sự phát triển của các thiết bị ốc tai điện tử đơn kênh vào những năm 60 của thế kỉ trước. Mười năm sau đó, các thiết bị ốc tai đa kênh phát triển cùng sự xuất hiện ngày càng nhiều của những trung  tâm  cấy  ốc  tai  điện  tử  ở  Úc,  Mỹ,  Pháp, Thụy  sĩ.  Ngày  1/8/1978,  Graeme  Clark  đã  cấy ghép thiết bị ốc tai điện tử đa kênh đầu tiên trên thế giới cho một bệnh nhân tại Úc. Tại Việt Nam, BV Tai Mũi Họng TP.HCM thực hiện ca phẫu thuật đầu tiên vào năm 1998. Đếnnay  có  hơn  500  trường  hợp  thành  công,  giúp bệnh nhân phát triển khả năng nghe,  nói, học tập và hòa nhập với xã hội. Nhận thấy điếc câm bẩm sinh sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phất triển toàn diện của trẻ và phẫu thuật cấy ốc tai để phục hồi ngôn ngữ sẽ mang lại lợi ích lớn và thực  sự cần thiết. Việc phát hiện sớm và can thiệp kịp thời sẽ mang lại cho trẻ cơ hội lớn trong việc hồi phục khả năng nghe, phát triển các kỹ năng ngôn ngữ, giúp trẻ học tập, hòa nhập cộng đồng và giảm gánh nặng cho bản thân trẻ, gia đình và xã hội[2]. Do đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu này,  nhằm  mục  đích  nhìn  nhận  rõ  về  các  đặc điểm lâm sàng và khả năng phục hồi ngôn ngữ sau phẫu thuật, đồng thời đưa ra các mốc tham khảo về sự phục hồi tại các thời điểm sau cấy.Mục tiêu tổng quát:Khảo  sát  các  đặc  điểm lâm sàng và mức độ phục hồi thính giác của trẻ theo thang điểm CAP sau cấy ốc tai điện tử.Mục tiêu cụ thể:1.Khảo sát các đặc điểm  lâm  sàng  của  trẻđiếc câm bẩm sinh.2.Xác định  mức độphục  hồi  thính  giác  sau cấy 1 năm: điểm  CAP  tối  thiểu  và  tỉlệtrẻđạt CAP  tối đa; xu hướng  phục  hồi thính giác; điểm CAP trung bình tại mốc 3, 6, 9 và 12 tháng

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment