KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ VAI TRÒ CỦA NỘI SOI ĐẠI TRÀNG TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH POLYP ĐẠI TRỰC TRÀNG Ở TRẺ EM

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ VAI TRÒ CỦA NỘI SOI ĐẠI TRÀNG TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH POLYP ĐẠI TRỰC TRÀNG Ở TRẺ EM

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ VAI TRÒ CỦA NỘI SOI ĐẠI TRÀNG TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH POLYP ĐẠI TRỰC TRÀNG Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2

Phan Thị Ngọc Linh*, Nguyễn Hoài Phong*, Nguyễn Trọng Trí*, Nguyễn Thị Thu Thủy**
TÓM TẮT :
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng và vai trò của nội soi đại tràng trong điều trị bệnh polyp đại trực tràng ở trẻ em tại bệnh viện nhi đồng 2
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu.
Kết quả: Qua khảo sát 462 trẻ xuất huyết tiêu hóa dưới, có 95 trẻ được nội soi đại trực tràng, và có 77 trẻ được chẩn đoán polyp đại trực tràng qua nội soi (81%). Polyp đại trực tràng có lứa tuổi thường gặp là trẻ trên 2 tuổi (97,4%). Tỉ lệ nam/nữ là 2,2/1. Triệu chứng lâm sàng thường gặp là tiêu máu kéo dài trên một tháng (85,7%), tiêu máu dính theo phân (89,6%). 8/15 trẻ được khám hậu môn phát hiện polyp. Cận lâm sàng thường gặp là thiếu máu (76,5%) và hồng cầu nhỏ nhược sắc (61%). Số lượng polyp thường là 1 polyp (75%), chủ yếu ở trực tràng (79,2%) và đa phần có cuống (97,4%). 100% trẻ được cắt polyp qua nội soi và không có biến chứng.

Kết luận: Trẻ trên 2 tuổi có thời gian tiêu máu kéo dài nên nghĩ đến nguyên nhân polyp đại trực tràng và cho trẻ đi nội soi để chẩn đoán. Khám hậu môn rất quan trọng khi không có nội soi. Nội soi là một phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả.

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment