KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY CÚC CHÂN VOI

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY CÚC CHÂN VOI

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY CÚC CHÂN VOI(ELEPHANTOPUS MOLLIS H.B.K., ASTERACEAE)

Nguyễn Thành Triết*, Bùi Mỹ Linh*
TÓM TẮT :
Mở đầu – Mục tiêu: Trong dân gian, Cúc chân voi được sử dụng rất nhiều với các công dụng kháng viêm. Tuy nhiên, chưa có nhiều các công trình nghiên cứu về loại dược liệu này ở trong nước. Do đó, đề tài “Khảo sát đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của Cúc chân voi” được thực hiện nhằm mục đích định danh đúng loại dược liệu và phân lập các thành phần hóa học chính có trong Cúc chân voi.
Đối tượng và phương pháp: Toàn cây trên mặt đất của Cúc chân voi (Elephantopus mollis H.B.K.) được thu hái ở Đăk Nông. Đã mô tả đặc điểm hình thái, vi phẫu thân, lá, soi bột dược liệu. Sau đó tiến hành chiết xuất dược liệu với cồn 96%, cô thu hồi dung môi thu được cao cồn. Chiết phân bố lỏng-lỏng cao cồn thu được cao ether dầu hỏa (EP), cao dicloromethan (DCM), cao ethyl acetat (EtOAc). Từ cao EP, bằng việc sử dụng các phương pháp sắc ký cột nhanh, sắc ký cột cổ điển và kết tinh lại chúng tôi đã thu được các hợp chất tinh khiết.

Kết quả: Quan sát và mô tả đặc điểm hình thái vi học của thân và lá Cúc chân voi. Thu được các kết tinh EM-1, EM-2, EM-3. Đã xác định được cấu trúc EM-1 là stigmasterol, EM-2 là lupeol và EM-3 là 3α-friedelanol.

Kết luận: Từ cao ether dầu hỏa đã thu được 300 mg stigmasterol, 1 g lupeol, 160 mg 3α-friedelanol. Đây là tiền đề cho các nghiên cứu sâu hơn về hóa học, dược lý và tác dụng sinh học của Cúc chân voi.

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment