KHẢO SÁT KẾT QUẢ KIỂM SOÁT MỤC TIÊU NỒNG ĐỘ LDL-C HUYẾT THANH Ở BỆNH NHÂN BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH MẠN ĐÃ ĐIỀU TRỊ ROSUVASTATIN 10MG TẠI BỆNH VIỆN TIM MẠCH THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2021-2022

KHẢO SÁT KẾT QUẢ KIỂM SOÁT MỤC TIÊU NỒNG ĐỘ LDL-C HUYẾT THANH Ở BỆNH NHÂN BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH MẠN ĐÃ ĐIỀU TRỊ ROSUVASTATIN 10MG TẠI BỆNH VIỆN TIM MẠCH THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2021-2022

KHẢO SÁT KẾT QUẢ KIỂM SOÁT MỤC TIÊU NỒNG ĐỘ LDL-C HUYẾT THANH Ở BỆNH NHÂN BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH MẠN ĐÃ ĐIỀU TRỊ ROSUVASTATIN 10MG TẠI BỆNH VIỆN TIM MẠCH THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2021-2022
Bùi Minh Nghĩa1, Trần Viết An2, Lê Tân Tố Anh1
1 Bệnh viện Tim mạch Thành phố Cần Thơ
2 Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Rối loạn lipid máu là yếu tố nguy cơ tim mạch thường gặp, làm gia tăng các biến cố tim mạch nguy hiểm. Rosuvastatin là statin được khuyến cáo sử dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Việc được đánh giá rõ hơn về hiệu quả, độ an toàn của thuốc trên đối tượng bệnh động mạch vành (ĐMV) mạn là cần thiết. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ không đạt mục tiêu nồng độ LDL-c huyết thanh và tìm hiểu các yếu tố liên quan với kết quả không đạt mục tiêu nồng độ LDL-c huyết thanh ở bệnh nhân bệnh ĐMV mạn đã điều trị Rosuvastatin 10mg  ≥4 tuần. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, trên 206 bệnh nhân được chẩn đoán bệnh ĐMV mạn và được điều trị rosuvastatin 10mg ≥4 tuần tại Bệnh viện Tim mạch thành phố Cần Thơ từ 4/2021 đến 3/2022. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân không đạt mục tiêu nồng độ LDL-c < 1,8mmol/l chiếm là 68,4%. Tỷ lệ bệnh nhân rối loạn LDL-c theo NCEP-ATP III 2004: mức tối ưu là 70,87%, gần mức bình thường là 15,53%, tăng cao giới hạn là 7,77%, tăng cao là 4,85%, tăng rất cao là 0,97%. Yếu tố nguy cơ tim mạch: tỷ lệ béo phì và thừa cân là 62,6%, hút thuốc lá là 24,3%, không hoạt động thể lực là 56,3%, tăng huyết áp là 58,7%, đái tháo đường là 41,3%. Giới tính nữ, BMI thừa cân béo phì, không hoạt động thể lực có liên quan đến tỷ lệ không đạt mục tiêu nồng độ LDL-c <1,8mmol/l (p<0,05). Kết luận: Tỷ lệ bệnh nhân không đạt mục tiêu nồng độ LDL-c < 1,8mmol/l là 68,4%. Giới tính nữ, BMI thừa cân béo phì, không hoạt động thể lực có liên quan đến tỷ lệ không đạt mục tiêu nồng độ LDL-c < 1,8 mmol/l.

Hiện nay, bệnh tim mạch đã trở thành bệnh lý gây tử vong số một ở Viêt Nam cũng như trên thế giới. Trong đó chủ yếu là các bệnh tim mạch do xơ vữa mạch[4]. Bệnh ĐMV do xơ vữa bao gồm: hội chứng ĐMV mạn(bệnh ĐMV mạn) và hội chứng ĐMV cấp. Bằng chứng hình thành xơ vữa  động  mạch  là  sự  lưu  giữ  cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp LDL-C trong thành động mạch[9]. Theo  khuyến  cáo  của  Hội  Tim  mạch Việt Nam 2015 và ESC 2019 về điều tri rối loạn lipid  máu,phải dùng statin sớm chobệnh nhân có  nguy  cơ  trung  bình  và  cao  như  hội  chứng mạch vành mạn thì mức mục tiêu cần đạt LDL-C là

Chi tiết bài viết
Từ khóa
Bệnh ĐMV mạn, nồng độ LDL-c, rối loạn lipid máu, Rosuvastatin

Tài liệu tham khảo
1. Lê Tân Tố Anh, Trần Quốc Luận (2020), Đánh giá hiệu quả kiểm soát LDL-c bằng Rosuvatatin ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát có rối loạn lipid máu tại bệnh viện tim mạch thành phố Cần Thơ, Tạp chí Tim Mạch Học Việt Nam, 39(4),tr98-106. 
2. Võ Thị Thùy An (2019), Nghiên cứu tình hình và đánh giá kết quả kiểm soát rối loạn LDL-c bằng atorvastatin kết hợp ezetimibe ở bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp tại Bệnh viện Đa khoa Trung ƣơng Cần Thơ năm 2018-2019, Luận văn bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Cần Thơ. 
3. Phạm Thanh Bình (2016), Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị bằng rosuvastatin trong kiểm soát LDL-c ở bệnh nhân bệnh ĐMV tại bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ, Luận văn bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ, Cần Thơ. 
4. Bộ Y Tế (2020), Quyết định về việc ban hành tài liệu chuyên môn thực hành chẩn đoán và điều trị bệnh ĐMV, Quyết định số 5332/QĐ-BYT ngày 23 tháng 12 năm 2020. 
5. Nguyễn Thị Thanh Hậu (2017), Nghiên cứu rối loạn lipid máu và kết quả kiểm soát LDL-c bằng ezetimide kết hợp statin ở bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp tại bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ, Luận văn bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Cần Thơ. 
6. Hội Tim mạch học Việt Nam (2015), Khuyến cáo của Hội Tim mạch học Việt Nam về chẩn đoán và điều trị rối loạn lipid máu năm 2015. 
7. Hội Tim mạch học Việt Nam (2018), Khuyến cáo của Hội Tim mạch học Việt Nam về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp năm 2018. 
8. Dương Hoàng Vũ (2018), Nghiên cứu đặc điểm rối loạn lipid máu và kết quả kiểm soát LDL-c bằng simvastatin kết hợp ezetimibe trên bệnh nhân bệnh ĐMV tại bệnh viện Tim Mạch Cần Thơ năm 2017-2018, Luận văn bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ, Cần Thơ. 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment