KHẢO SÁT KIẾN THỨC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI VỀ BỆNH PHONG
Luận văn KHẢO SÁT KIẾN THỨC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI VỀ BỆNH PHONG.Bệnh phong là bệnh nhiễm khuẩn mạn tính gây ra bởi Mycobacterium Leprae. Trực khuẩn này tác động chủ yếu vào da, thần kinh ngoại vi nhưng trong vài thể bệnh của M.leprae có thể thấy ở nhiều nơi như niêm mạc đường hô hấp trên, cơ trơn, cơ vân, tủy xương, gan, lách, hạch…[ 1 ] [ 2 ] [10 ] [12 ]
Tuy là một bệnh truyền nhiễm nhưng bệnh phong có tính chất lây bệnh thấp, không gây chết người như lao, sốt rét.nhưng nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì sẽ nhiễm vào dây thần kinh gây tổn thương thần kinh dẫn đến các dị hình, các tàn tật sau này. [ 1 ] [15 ].
Sự nghiêm trọng của bệnh phong so với các bệnh khác không thể chỉ tính bằng tỷ lệ lưu hành mà còn phải xét đến thời gian kéo dài của bệnh, nhưng tàn tật mà nó gây ra, sự tàn tật này không chỉ ảnh hưởng đến bản thân bệnh nhân, đến công việc hàng ngày của bệnh nhân mà còn gây nên những nhận thức không đúng về bệnh, khiến bệnh nhân phong phải sống trong sự kỳ thị, xa lánh của gia đình và xã hội. Chính những ghánh nặng bệnh tật mà bệnh nhân phải chịu đựng cùng với những thành kiến lâu đời của xã hội đã khiến bệnh nhân phong có một cuộc sống vô cùng cùng cực.
Trong số tất cả các bệnh mà chúng ta được biết thì chưa có bệnh nào lại bị xã hội kỳ thị đến vậy, cũng chưa có bệnh nào mà lại gây ảnh hưởng nhiều đến thế cho bệnh nhân và gia đình của họ. Sự lo lắng đó có thể theo đuổi họ đến suốt cuộc đời, ảnh hưởng tới không những công việc của họ mà cả những sinh hoạt hàng ngày, những giao tiếp xã hội thường ngày nhất. Nhưng hiện nay tình hình đó đang dần được cải thiện tuy nhiên những thành kiến vẫn còn ở một mức độ nào đó mà chúng ta không thấy có ở những bệnh nhân khác.
Để bệnh nhân phong có một cuộc sống tốt hơn, ngoài việc quan tâm đến công tác phát hiện sớm và điều trị bệnh phong, chúng ta cần quan tâm và đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông, giáo dục về bệnh nhằm giúp cho người dân có nhận thức đúng về bệnh, tránh những quan niệm, thái độ sai lầm với bệnh nhân phong và gia đình của họ. Muốn đạt được điều đó, trước hết những lực lượng y tế hiện nay và sau này, đặc biệt là sinh viên y khoa cần có kiến thức vững vàng, thái độ đúng đắn và thực hành thật tốt về bệnh phong để có thể mang những kiến thức đó đi tuyên truyền cho người dân và xã hội.
Ở Việt Nam đã có rất nhiều các nghiên cứu về bệnh phong [9] [11] [13] [15].Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào về hiểu biết, thái độ, thực hành của sinh viên y khoa đối với bệnh nhân phong. Để khảo sát về vấn đề này cũng như để làm sáng tỏ hơn về sự khác biệt giữa sinh viên chưa được học qua bộ môn da liễu (sinh viên Y4) với sinh viên đã học qua bộ môn da liễu (sinh viên Y5, Y6) Chúng tôi thực hiện đề tài sau: KHẢO SÁT KIẾN THỨC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI VỀ BỆNH PHONG. Nhằm mục tiêu:
– Khảo sát kiến thức, thái độ của sinh viên Y4, Y5, Y6 trường đại học Y Hà Nội về bệnh phong.
– Khảo sát một số ý kiến của sinh viên Y4, Y5, Y6 về chương trình giảng dạy bệnh phong.
TÀI LIỆU THAM KHẢO KHẢO SÁT KIẾN THỨC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI VỀ BỆNH PHONG
1. Trần Hữu Ngoạn (1983). Bệnh Phong . 256tr.
2. Đỗ Văn Thành (1984). “ Góp phần nghiên cứu các loại hình tàn phế ở tay và chân của bệnh nhân Hasen, biện pháp phòng và khả năng phục hồi bằng vật lý trị liệu và vân động liệu pháp “. Luận văn tiến sỹ y học. Trang 28 – 41.
3. Jacob JT, Franco – paredes (2008) . “ The stigmatization ò lepróy in India and Its impact on the future approaches to elimination and control
4. Trần Văn Tiến .” Nghiên cứu thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành của người dân về bệnh phong ở tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận “, tạp chí y học Việt Nam. Trang 80 – 84.
5. Lê Thị Chi Phương, Nguyễn Quốc Hưng, Nguyễn Chi Phương và cộng sự (2013). “ Đánh giá hiểu biết về bệnh phong và thái độ hành vi đối với bệnh nhân phong của học sinh THPT tại hà nội. Tạp chí da liễu học Việt Nam, số 10, 03. Trang 40 – 46.
6. Nguyễn Sỹ Hóa, Đào Văn Dũng (2001). “ Nhận thức về bệnh phong của người dân ở 2 làng phong thuộc tỉnh Gia Lai “. Bộ y tế 2001. Trang 24 -25.
7. Trần Hữu Ngoạn (1976). “ Hiểu biết về bệnh phong “. Nhà xuất bản y học . trang 7 – 8.
8. Nguyễn Quốc Ân (1977). “ Một số nhận xét về tình hình tàn phế của bệnh nhân phong ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam “ . 59tr.
9. Phạm Thị Lan (1993). “ Sơ bộ đánh giá kết quả điều trị bệnh phong bằng đa hóa trị liệu ở một số tỉnh Miền Bắc 1983 – 1992 “. Trường Đại Học Y Hà Nội. 51tr.
MỤC LỤC KHẢO SÁT KIẾN THỨC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI VỀ BỆNH PHONG
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN 3
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH PHONG 3
1.2. DỊCH TỄ HỌC 3
1.2.1. Vi khuẩn mycobacterium Leprae 3
1.2.2. Nguồn nhiễm khuẩn 4
1.2.3. Đường truyền bệnh 4
1.2.4. Vật chủ trung gian 4
1.2.5. Đường xâm nhập vào cơ thể 4
1.2.6. Cơ thể cảm thụ 5
1.3. BỆNH HỌC VÀ LÂM SÀNG 5
1.3.1. Thời gian ủ bệnh 5
1.3.2. Triệu chứng sớm 5
1.3.3. Phân loại 5
1.3.4. Triệu chứng lâm sàng 7
1.4. TỔN THƯƠNG CÁC CƠ QUAN TRONG BệNH PHONG 10
1.4.1. Thương tổn thần kinh trong bệnh phong 10
1.4.2. Tổn thương mắt 12
1.4.3. Tổn thương xương 12
1.4.4. Tổn thương các cơ quan khác 13
1.5. PHẢN ỨNG PHONG 13
1.5.1. Phản ứng phong loại 1 ( phản ứng đảo ngược ) 14
1.5.2. Phản ứng phong loại 2 ( phản ứng hồng ban nút ) 14
1.6. CÁC DỊ HÌNH TÀN TẬT TRONG BỆNH PHONG 15
1.7. CHẨN ĐOÁN BỆNH PHONG 16
1.7.1. Chẩn đoán xác định 16
1.7.2. Chẩn đoán phân biệt 16
1.8. ĐIỀU TRỊ 17
1.8.1. Tiến triển bình thường của bệnh phong nếu không được điều trị . 17
Thể phong cần điều trị 17
1.8.2. Điều trị 17
1.9. DỰ PHÒNG 19
1.10. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH PHONG 19
1.10.1. Thế giới 19
1.10.2. Việt Nam 19
CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CứU 21
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu 21
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng nghiên cứu: 22
2.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 22
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.2.1. Kỹ thuật thu thập số liệu: 22
2.2.2. Phương pháp thu thập 23
2.2.3. Xử lý số liệu . 23
2.2.4. Khía cạnh đạo đức của đề tài 24
2.2.5. Hạn chế trong nghiên cứu 24
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25
3.1. KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN VỀ BỆNH PHONG 26
3.1.1. Kiến thức của sinh viên về bệnh phong 26
3.1.2. Thái độ của sinh viên đối với bệnh nhân phong 33
và người nhà của họ 33
3.2. Ý KIẾN CỦA SINH VIÊN VỀ CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY
BỆNH PHONG . . 34
CHƯƠNG IV. BÀN LUẬN 36
4.1. KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN VỀ BỆNH PHONG 36
4.1.1. Kiến thức của sinh viên về bệnh phong 36
4.1.2. Thái độ của sinh viên đối với bệnh nhân phong 48
và người nhà của họ 48
4.2. Ý KIẾN CỦA SINH VIÊN VỀ CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY
BỆNH PHONG 51
4.2.1. Mức độ cần thiết khi đưa bệnh phong vào chương trình giảng dạy 51
4.2.2. Khả năng hiểu bài khi nghe giảng của sinh viên 52
4.2.3. Thời gian giảng lý thuyết 53
4.2.4. Thời gian giảng lâm sàng 53
KẾT LUẬN 55
KIẾN NGHỊ 57
TÀI LIỆU THAM KHảO 58
PHỤ LỤC 1. BỘ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 60
PHỤ LỤC 2 67