Khảo sát kiến thức, thực hành về phương pháp ủ ấm da kề da của các bà mẹ có con đẻ non

Khảo sát kiến thức, thực hành về phương pháp ủ ấm da kề da của các bà mẹ có con đẻ non

Luận văn Khảo sát kiến thức, thực hành về phương pháp ủ ấm da kề da của các bà mẹ có con đẻ non tại khoa Sơ sinh bệnh viện Nhi trung ương năm 2015.Chăm sóc sức khỏe sơ sinh hiện đang là một vấn đề thu hút được sự quan tâm của các quốc gia trên toàn thế giới. Trong những năm qua, tỉ lệ tử vong trẻ em nói chung đã giảm mạnh nhưng tỉ lệ tử vong sơ sinh không giảm hoặc giảm không đáng kể. Mỗi năm ước tính có khoảng 2,955 triệu trẻ sơ sinh tử vong trên thế giới trước khi chúng được 1 tháng tuổi. Gần 43% tổng số tử vong trẻ dưới 5 tuổi trên thế giới là của trẻ sơ sinh, trẻ trong vòng 28 ngày đầu đời hoặc thời kỳ sơ sinh. ¾ của tất cả tử vong sơ sinh xảy ra trong tuần đầu của cuộc đời chúng [5]. Việt Nam đã có tiến bộ nổi bật trong việc làm giảm tỷ lệ tử vong trẻ em và đang đi đúng hướng để đạt các chỉ tiêu của MDG4. Trên toàn quốc, tỷ lệ tử vong trẻ dưới 5 tuổi đã giảm từ 53/1.000 trẻ sinh sống năm 1990 xuống 16/1.000 trẻ sinh sống năm 2011.

Trong cùng thời gian, tử vong trẻ sơ sinh giảm từ 44 xuống 14/1.000 trẻ sinh sống [32]. Mặc dù đã đạt được những tiến bộ đáng kể, nhưng phần lớn số trẻ tử vong dưới 1 tuổi vẫn xảy ra ở tháng đầu tiên, chiếm gần 70% các ca tử vong ở trẻ dưới 1 tuổi và 52% các ca tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi (JAHR 2010) [2]. Nguyên nhân của hầu hết tử vong sơ sinh là do đẻ non, các biến chứng liên quan đến đẻ (ngạt khi sinh hoặc không thở khi sinh), và nhiễm trùng [5]. Mặc dù hậu quả do bệnh tật và tử vong sơ sinh rất nặng nề nhưng các can thiệp sẵn có trong phạm vi các chương trình chăm sóc sức khỏe bà mẹ – trẻ em có thể cứu sống sinh mạng của hầu hết trẻ sơ sinh [11]. Trong đó, phương pháp ủ ấm da kề da là can thiệp đơn giản, dễ thực hiện góp phần nâng cao sức khỏe và giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ, đặc biệt là ở những trẻ sinh non. Ngoài việc điều chỉnh thân nhiệt, phương pháp ủ ấm da kề da giữa mẹ và trẻ sơ sinh còn có nhiều tác dụng khác như: tăng tỉ lệ bú mẹ sớm và bú hoàn toàn, tăng tình cảm mẹ con, phát triển nhận thức, giảm stress, giảm nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh…[6], [17].

Mặc dù đơn giản và hiệu quả như vậy nhưng không phải những can thiệp này được thực hiện thường xuyên và rộng khắp ở nhiều nước trên thế giới. Sự chậm trễ thực hành ở các nước phát triển là do sự sẵn có của các phương tiện và kỹ thuật chăm sóc tiên tiến. Ở các nước đang phát triển, còn thiếu các nghiên cứu chứng minh thuận lợi của ủ ấm da kề da so với các phương pháp khác. Ở Việt Nam, phương pháp ủ ấm da kề da cho trẻ sơ sinh ít được đề cập mặc dù nó đã được áp dụng từ đầu những năm 90 ở nhiều nước khác trên thế giới [21].

Muốn thúc đẩy thực hành ủ ấm da kề da đòi hỏi phải nâng cao hơn nữa hiểu biết về lợi ích, tác dụng của hai phương pháp này, cũng như sự biến chuyển lớn về kiến thức -thái độ- thực hành của bà mẹ và cán bộ y tế hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sơ sinh [8]. Để góp phần cung cấp thông tin nhằm cải thiện sức khỏe trẻ sơ sinh, tôi thực hiện đề tài “Khảo sát kiến thức, thực hành về phương pháp ủ ấm da kề da của các bà mẹ có con đẻ non tại khoa Sơ sinh bệnh viện Nhi trung ương năm 2015” nhằm mục tiêu:

1. Mô tả kiến thức, thực hành phương pháp ủ ấm da kề da của các bà mẹ có con đẻ non tại Khoa Sơ sinh bệnh viện Nhi trung ương năm 2015.

2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến thực hành phương pháp ủ ấm da kề da của các bà mẹ có con đẻ non tại Khoa Sơ sinh bệnh viện Nhi trung ương năm 2015.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………………………………….1
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU …………………………………………………………..3
1.1. Một số vấn đề về chăm sóc thiết yếu trẻ sơ sinh. ………………………………………3
1.1.1. Nội dung chăm sóc thiết yếu trẻ sơ sinh. ……………………………………………3
1.1.2. Các can thiệp hữu hiệu chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh. ………………………..3
1.1.3. Tình hình chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh ở Việt Nam…………………………..4
1.2. Giới thiệu về phương pháp ủ ấm da kề da. ……………………………………………….6
1.2.1. Tầm quan trọng của việc ủ ấm trẻ sơ sinh …………………………………………..6
1.2.2. Khái niệm về phương pháp ủ ấm da kề da (skin to skin contact) cho trẻ sơ
sinh ………………………………………………………………………………………………………..6
1.2.3. Phương pháp ủ ấm da kề da cho trẻ …………………………………………………..9
1.3. Thực hành phương pháp ủ ấm da kề da. …………………………………………………..9
1.3.1. Trên thế giới …………………………………………………………………………………..9
1.3.2. Tại Việt Nam ………………………………………………………………………………..10
1.4. Tình hình nghiên cứu về phương pháp ủ ấm da kề da ………………………………11
1.4.1. Trên thế giới …………………………………………………………………………………11
1.4.2. Tại Việt Nam. ……………………………………………………………………………….11
CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………………..12
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ………………………………………………………….12
2.2. Thiết kế nghiên cứu …………………………………………………………………………….12
2.3. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………………………….12
2.3.1. Tiêu chuẩn lựa chọn. ……………………………………………………………………..12
2.3.2. Tiêu chuẩn loại trừ ………………………………………………………………………..12
2.4. Cỡ mẫu và chọn mẫu …………………………………………………………………………..12

Thang Long University Library

2.4.1. Cỡ mẫu ………………………………………………………………………………………..12
2.4.2. Cách chọn mẫu ……………………………………………………………………………..13
2.5. Biến số và chỉ số …………………………………………………………………………………13
2.6. Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu………………………………………………………14
2.7. Sai số và cách khống chế sai số …………………………………………………………….14
2.8. Xử lý và phân tích số liệu …………………………………………………………………….14
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu ……………………………………………………………………14
CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………………………….15
3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu …………………………………………….15
3.1.1. Một số thông tin chung của bà mẹ …………………………………………………..15
3.1.2. Một số thông tin chung của trẻ sơ sinh …………………………………………….16
3.2. Kiến thức, thực hành phương pháp ủ ấm da kề da của các bà mẹ………………17
3.2.1. Kiến thức về phương pháp ủ ấm da kề da của các bà mẹ ……………………17
3.2.2. Thực hành phương pháp ủ ấm da kề da ……………………………………………19
3.3. Một số yếu tố liên quan đến thực hành da kề da. …………………………………….20
3.3.1. Liên quan giữa tuổi mẹ với thực hành da kề da …………………………………20
3.3.2. Liên quan giữa trình độ học vấn mẹ với thực hành da kề da ……………….20
3.3.3. Liên quan giữa trình độ học vấn mẹ với thực hành da kề da ……………….20
3.3.4. Liên quan giữa một số yếu tố của trẻ sơ sinh đến thực hành da kề da ….21
3.3.5. Phân tích đa biến một số yếu ảnh hưởng đến thực hành da kề da…………21
CHƯƠNG 4 : BÀN LUẬN ……………………………………………………………………………23
4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………23
4.1.1. Đặc điểm của bà mẹ ………………………………………………………………………23
4.1.2. Một số đặc điểm của trẻ sơ sinh ………………………………………………………23
4.2. Kiến thức – thực hành phương pháp da kề da của các bà mẹ …………………….24

4.3. Một số yếu tố liên quan đến thực hành da kề da của đối tượng nghiên cứu ..26
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………………………29
KHUYẾN NGHỊ ………………………………………………………………………………………….30
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………31
PHỤ LỤC ……………………………………………………………………………………………………35

Leave a Comment