Khảo sát kiến thức và thái độ về bệnh lao của bệnh nhân nghi ngờ Lao tại Khoa lao Bệnh viện trung ương Huế

Khảo sát kiến thức và thái độ về bệnh lao của bệnh nhân nghi ngờ Lao tại Khoa lao Bệnh viện trung ương Huế

Khảo sát kiến thức và thái độ về bệnh lao của bệnh nhân nghi ngờ Lao tại Khoa lao Bệnh viện trung ương Huế.Bệnh lao đã được phát hiện từ trước công nguyên nhưng đến năm 1882 Robert Kock tìm ra được nguyên nhân gây bệnh lao. Việc tìm ra nguyên nhân bệnh lao là do vi khuẩn lao giúp các nhà khoa học có nhiều nghiên cứu để tìm hiểu về bệnh lao. Hơn thế kỷ qua, y học đã đầu tư nguồn lực để thanh toán bệnh lao tại cộng đồng nhưng chưa có thành công bền vững.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) năm 2004, có khoảng 2,2 tỷ người nhiễm lao, mỗi năm có 9 triệu bệnh nhân (BN) mắc bệnh lao mới và hơn 2 triệu người chết do lao. Việt Nam đứng hàng thứ 12 trong 22 nước bệnh nhân lao cao trên toàn cầu. Hơn 80% nạn nhân của bệnh lao là những người đang ở độ tuổi lao động tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Bệnh lao đã làm bất ổn kinh tế xã hội tại một số khu vực, lao/HIV, lao kháng thuốc, bùng nổ dân số và hoạt động kém hiệu quả của hệ thống y tế, chương trình chống lao tại một số quốc gia. Chính vì sự lây lan nhanh chóng của lao phổi AFB(+), tỷ lệ tử vong do lao tăng làm cho bệnh lao trở thành gánh nặng thật sự đối với các nước đang phát triển cả về mặt xã hội và kinh tế


Hàng năm, có một lượng lớn dân cư trong độ tuổi lao động chuyển từ vùng này sang vùng khác làm ăn, trong số đó có một số người mắc bệnh điều trị chưa khỏi, hoặc chưa điều trị, đối tượng này có nguy cơ làm tăng số người mắc bệnh lao trong cộng đồng, nếu không có biện pháp phòng bệnh và giáo dục về y tế tốt. Vì vậy việc đánh giá kiến thức và thái độ của những người đang điều trị lao là cần thiết, từ đó giúp chúng ta làm tiền đề nghiên cứu sau này và giúp những bệnh nhân lao có kiến thức tốt, thái độ và thực hành đúng trong điều trị bệnh nhằm góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh lao đang gia tăng trong tình hình hiện nay.
Công tác truyền thông giáo dục về bệnh lao là một vấn đề lớn cần quan tâm.Vì nó góp phần quyết định cho việc thành công của toàn bộ chương trình chống lao quốc gia, giúp định hướng cho bệnh nhân và người nhà tiếp cận được với kiến thức về bệnh và có chế độ điều trị, dự phòng chống lây lan cho cộng đồng. Trong đó đáng quan tâm là tình hình nhiễm lao tiềm ẩn (latent tuberculosis IFNection, LTA), hoặc bệnh nhân nghi ngờ lao, nhóm người này không có biểu hiện lâm sàng và không lây nhiễm nhưng có nguy cơ phát triển
thể lao hoạt động và lây nhiễm.
Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát kiến thức và thái độ về bệnh lao của bệnh nhân nghi ngờ Lao tại Khoa lao Bệnh viện trung ương Huế”. Với mục tiêu nghiên cứu:
– Tìm hiểu kiến thức về bệnh lao của bệnh nhân nghi ngờ lao tại Khoa lao BVTW Huế

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2000), Chương trình chống lao Quốc gia Việt Nam, Tài liệu Giảng dạy truyền thông giáo dục sức khỏe về phòng chống bệnh lao trong cộng đồng, Hà Nội – 12/2000.
2. Bộ Y tế (2006), Chương trình chống lao Quốc gia Việt Nam, Tài liệu hướng dẫn thực hiện Chương trình chống lao Quốc gia Việt Nam tuyến xã, phường, Hà Nội – 2006
3. Bộ Y tế (2009), Chương trình chống lao Quốc gia Việt Nam, Hướng dẫn quản lý bệnh lao, Nhà xuất bản Y học – 2009
4. Nguyễn Văn Cƣ, Nguyễn Thị Ngọc Danh (2010), Kiến thức thái độ thực hành của bệnh nhân lao phổi mới có AFB dương tính, Tạp chí Y học Tp Hồ Chí Minh, ol. 14 No 1,p.116-120.
5. Lâm Thuận Hiệp, Phạm Thị Tâm (2009), Khảo sát kiến thức và thực hành về phòng chống bệnh lao của người dân huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau năm 2009, Tạp chi Y học thực hành, số 2 năm 2012
6. Nguyễn Minh Lƣơng, Trƣơng Phi Hùng ( 2010), Tỉ lệ mắc lao và kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh lao của học viên nhiễm HIV tại Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu năm 2009, Tạp chí Y học Tp Hồ Chí Minh, 2010.
7. Trần Văn Sáng (2007), “Bệnh học Lao”, Lao phổi, Nhà xuất bản y học Hà Nội, tr.31-3

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment