Khảo sát mối liên quan giữa độ dày bánh rau với tuổi thai và các chỉ số sinh học trên siêu âm của thai tại khoa Phụ sản Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh năm 2019- 2020

Khảo sát mối liên quan giữa độ dày bánh rau với tuổi thai và các chỉ số sinh học trên siêu âm của thai tại khoa Phụ sản Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh năm 2019- 2020

Khảo sát mối liên quan giữa độ dày bánh rau với tuổi thai và các chỉ số sinh học trên siêu âm của thai tại khoa Phụ sản Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh năm 2019- 2020
Đinh Thị Hiền Lê , Phạm Thị Anh, Nguyễn Hữu Công, Nguyễn Thị Hồng Nhung, Cao Thị Thuý Hà, Đỗ Duy Anh
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Độ dày bánh rau là một chỉ số có thể đánh giá chức năng bánh rau, tuy nhiên ít người biết về độ dày bánh rau bình thường. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định độ dày bánh rau trên siêu âm và khảo sát mối quan hệ giữa độ dày bánh rau với tuổi thai và các chỉ số sinh học trên siêu âm của thai trong quý 2. Nghiên cứu được khảo sát trên 385 bệnh nhân, dữ liệu thu thập tại khoa Phụ Sản bệnh viện Đa khoa Tâm Anh từ tháng 6/2019 đến tháng 9/2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy: độ dày bánh rau bánh rau trung bình đo trên siêu âm trong quý 2 là: 21,15 ± 4,11 mm (13 – 33 mm), có mối quan hệ tuyến tính giữa độ dày bánh rau và tuổi thai trung bình. Độ dày bánh rau tăng tỷ lệ thuận với tuổi thai, với RR = 0,387. Khi tuổi thai tăng lên 1 tuần thì độ dày bánh rau cũng tăng xấp xỉ 1mm (= 1,013mm). Nghiên cứu cũng cho thấy có mối tương quan thuận chặt chẽ giữa độ dày bánh rau với các chỉ số sinh trắc thai nhi gồm đường kính lưỡng đỉnh, chu vi bụng, chiều dài xương đùi tương ứng.

Bánh rau bắt đầu hình thành vào nửa sau tháng  thứ  2  của  thai  kỳ,  thường được  hoàn thành vào tháng thứ 4 và đạt mức tăng trưởng tối đa khi đủ tháng.1 Khi đó, bánh rau có dạng giống như hình đĩa với đường kính từ 15 – 25 cm, dày khoảng 3 cm và nặng khoảng 500 – 600g.2,3 Bánh rau là cơ quan kết nối thai nhi với cơ thể người mẹ. Bánh rau thực hiện các chức năng hô hấp, bài tiết, dinh dưỡng và nội tiết cho thai nhi. Nó chuyển các chất khí, chẳng hạn như oxy và carbon dioxide, các chất thải như urê, các chất dinh dưỡng như glucose và hormone giữa tuần hoàn của mẹ và thai nhi. Môi trường trong tử cung và tác động từ phía người mẹ đến thai nhi đều thông qua hàng rào bánh rau.4,5 Nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ trực tiếp giữa thiểu năng bánh rau và cân nặng khi  sinh  hay  mối  liên  quan  giữa  bất  thường bánh rau với những bệnh lý chuyển hóa như: tăng huyết áp, tiểu đường và bệnh lý tim mạch.6Bánh rau là cơ quan đầu tiên biểu hiện những thay đổi của bệnh trong thai kỳ và do đó, việc khảo sát bánh rau có thể có vai trò trong việc tầm soát các bệnh của thai kỳ.

 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment