Khảo sát mức độ hài lòng của Điều dưỡng viên – Kỹ thuật viên làm việc tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trong giai đoạn từ 11-2009 đến 06-2010

Khảo sát mức độ hài lòng của Điều dưỡng viên – Kỹ thuật viên làm việc tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trong giai đoạn từ 11-2009 đến 06-2010

Cùng với chính sách mở cửa và hội nhập quốc tế, nhiều quan niệm trong ngành y tế cũng dần thay đổi. Trước đây không chỉ người dân mà cả một số lãnh đạo bệnh viện, bác sỹ, y sỹ thường cho rằng điều dưỡng viên, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên trong bệnh viện thường là những người trợ giúp cho bác sỹ, y sỹ, tuân thủ và thực hiện các chỉ định của bác sỹ, y sỹ, do vậy điều dưỡng viên, nữ hộ sinh và kỹ thuật viên thường làm việc một cách bị động và đôi khi vai trò của họ bị lu mờ, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả, năng suất lao động và sự hăng say công tác của các đối tượng này. Ngày nay, với quan niệm mới, điều dưỡng viên, nữ hộ sinh và kỹ thuật viên có những chức năng nhiệm vụ độc lập, chủ động bên cạnh chức năng thực hiện y lệnh của người thày thuốc, do vậy trong hệ thống đào tạo, họ có thể được học đại học, thạc sỹ, tiến sỹ, thậm chí cả sau tiến sỹ và thực tế đã chứng minh rằng chất lượng chăm sóc người bệnh, thương hiệu của một bệnh viện phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ điều dưỡng viên, nữ hộ sinh và kỹ thuật viên. Một câu hỏi được đặt ra là nhận thức, yêu cầu và đòi hỏi của đội ngũ điều dưỡng viên, nữ hộ sinh và kỹ thuật viên thay đổi như thế nào khi tư duy và quan niệm của xã hội và của chính các cán bộ trong ngành y tế đã thay đổi?

Từ trước đến nay cũng đã có một số điều tra, nghiên cứu về lực lượng lao động này, nhưng phần lớn vẫn tập trung vào mục đích nâng cao chất lượng phục vụ chuyên môn, nâng cao tay nghề, kỹ thuật, tuân thủ quy trình, quy phạm, hoặc đánh giá về công việc của nhân viên y tế thông qua ý kiến chủ quan của người bệnh hoặc qua cán bộ y tế khác. Qua tham khảo tài liệu, chúng tôi nhận thấy còn thiếu những nghiên cứu về thái độ, suy nghĩ, sự hài lòng của nhân viên y tế đối với nghề nghiệp, đối với điều kiện môi trường làm việc, đối với các chế độ

chính sách dành cho nhân viên y tế. Điều này dễ dẫn đến việc nhìn nhận vấn đề thiếu khách quan, không toàn diện và chúng ta thường không thực sự hiểu rõ vấn đề mà nhân viên y tế gặp phải trong công việc, không hiểu rõ nhân viên y tế đã hoặc chưa hài lòng về vấn đề gì, yếu tố nào giúp họ gắn bó với bệnh viện, yếu tố nào giúp họ hăng say làm việc hết mình cho bệnh viện?

Riêng với Bệnh viện Đại học Y Hà Nội thì nhu cầu nghiên cứu về sự hài lòng và phương pháp động viên đội ngũ điều dưỡng viên, kỹ thuật viên lại càng trở nên quan trọng vì các lý do sau:

Trong số cán bộ công chức cơ hữu của bệnh viện thì có tới gần 3/4 là điều dưỡng viên và kỹ thuật viên (do phần lớn bác sỹ làm việc tại bệnh viện là các

bộ biệt phái, kiêm nhiệm từ các bộ môn của Trường, hoặc cán bộ hưu, cán bộ từ các cơ sở khác tham gia các hoạt động vụ việc với bệnh viện)

Bệnh viện lại vừa mới được thành lập cách đây hơn 2 năm và phần lớn điều dưỡng viên và kỹ thuật viên được tuyển mới, chưa có kinh nghiệm làm việc tại các bệnh viện khác, nên có nhiều khó khăn về kinh nghiệm chuyên môn, nhưng ngược lại điều đó cũng có nhiều thuận lợi trong công tác giáo dục, đào tạo và chuẩn hóa cán bộ.

Chính vì vậy, Ban lãnh đạo Bệnh viện mong muốn triển khai một điều tra nhằm thu thập những ý kiến phản hồi, góp ý từ đội ngũ điều dưỡng viên và kỹ thuật viên của bệnh viện, bên cạnh các nghiên cứu khác đã và đang được triển khai để đánh giá mức độ hài lòng của bệnh nhân và người nhà, xác định thời gian chờ khám bệnh của bệnh nhân và nhu cầu cũng như khả năng cung cấp một số dịch vụ khám chữa bệnh ngoài giờ và ngoài cộng đồng.

Vì tính mới, tính thiết thực, xác đáng của vấn đề và yêu cầu của Lãnh đạo Bệnh viện, chúng tôi đã triển khai đề tài “Khảo sát mức độ hài lòng của Điều dưỡng viên – Kỹ thuật viên làm việc tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trong giai đoạn từ 11-2009 đến 06-2010” với hai mục tiêu sau:

1. Mô tả mức độ hài Ỉòng và mức độ được động viên của đội ngũ Điều dưỡng viên-Kỹ thuật viên đối với công việc và chế độ đãi ngộ tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

2. Phân tích một số yếu tố Ỉiên quan tới mức độ hài lòng và mức độ được động viên của đội ngũ Điều dưỡng viên-Kỹ thuật viên Ỉàm việc tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. ”

Hy vọng rằng nghiên cứu này sẽ cung cấp thêm những bằng chứng cụ thể giúp Lãnh đạo Bệnh viện, khoa, phòng có một cách nhìn tổng thể về bệnh viện và về đơn vị mình trong lộ trình phát triển để có những điều chỉnh về quản lý, khuyến khích động viên 

MỤC LỤC

I/ Đặt vấn đề 1

II/ Tổng quan 3

2.1. Giới thiệu về Bệnh viện Đại học Y Hà Nội 3

2.2. Sự hài lòng đối với công việc của nhân viên y tế 4

2.3. Các lý thuyết động viên nhân viên 7

2.4. Các nghiên cứu trên Thế giới và tại Việt Nam 9

III/ Đối tượng và phương pháp 12

3.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 12

3.2. Đối tượng nghiên cứu 12

3.3. Phương pháp nghiên cứu 12

3.4. Xác định chỉ số, biến số nghiên cứu 13

3.5. Phương pháp thu thập số liệu 15

3.6. Phân tích số liệu 16

3.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 17

3.8. Hạn chế của nghiên cứu và biện pháp khắc phục 17

IV/ Kết quả 18

4.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 18

4.2. Sự hài lòng đối với công việc của ĐDV-KTV 19

4.2.1. Sự hài lòng của ĐDV-KTV đối với bảy yếu tố cơ bản 19

4.2.2. Sự hài lòng của ĐDV-KTV đối với sáu yếu tố động viên 24

4.2.3. Sự hài lòng của ĐDV-KTV với 2 yếu tố hài lòng chung với công việc đang được phân

công và sự chi trả, đãi ngộ quan tâm của BV 27

4.3. Các yếu tố liên quan đến sự hài lòng đối với công việc của ĐDV-KTV 28

4.3.1. Mối liên quan giữa hài lòng với công việc và mức độ đãi ngộ với các yếu tố xã hội nhân

khẩu/nghề nghiệp thông qua phân tích đơn biến 28

4.3.2. Mối liên quan giữa hài lòng với công việc và mức độ đãi ngộ với 7 yếu tố cơ bản và 6 yếu

tố động viên thông qua phân tích đơn biến 3Q

V. Bàn luận 32

5.1. Sự hài lòng của Điều dưỡng-Kỹ thuật viên đối với các yếu tố cơ bản 32

5.1.1. Yếu tố điều kiện làm việc tốt 32

5.1.2. Yếu tố giám sát của cấp trên đúng mức 32

5.1.3. Yếu tố thu nhập đảm bảo cuộc sống 32

5.1.4. An toàn, ổn định trong công việc 33

5.1.5. Chính sách thích hợp và thuyết phục 33

5.1.6. Quan hệ tốt với cấp trên, cấp dưới và đồng nghiệp 34

5.1.7. Cuộc sống riêng tư thuận lợi 34

5.2. Sự hài lòng của ĐDV-KTV với các yếu tố động viên 34

5.1.2. Yếu tố thành công trong công việc 34

5.2.2. Yếu tố đóng góp được ghi nhận bởi lãnh đạo và đồng nghiệp 34

5.2.3. Yếu tố thích thú với việc được giao 34

5.2.4. Yếu tố được giao trách nhiệm 35

5.2.5. Yếu tố có cơ hội được giao công việc tốt hơn 35

5.2.6. Yếu tố công việc tạo điều kiện cho cá nhân phát triển đi lên 35

5.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng đối với công việc 36

5.4. Các yếu tố liên quan đến sự hài lòng chung đối với công việc 36

5.4.1. Các yếu tố về xã hội, nhân khẩu và nghề nghiệp 37

5.4.2. Các yếu tố trong công việc của ĐDV-KTV 38

VI. Kết luận 40

VII. Khuyến nghị 41

VIII. Tài liệu tham khảo 42

IX. Phụ lục 44

Bộ câu hỏi tự điền 58

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment