KHẢO SÁT MỨC ĐỘ PHÙ GAI THỊ TRÊN OCT Ở BỆNH NHÂN CÓ KHỐI CHOÁN CHỖ NỘI SỌ

KHẢO SÁT MỨC ĐỘ PHÙ GAI THỊ TRÊN OCT Ở BỆNH NHÂN CÓ KHỐI CHOÁN CHỖ NỘI SỌ

KHẢO SÁT MỨC ĐỘ PHÙ GAI THỊ TRÊN OCT Ở BỆNH NHÂN CÓ KHỐI CHOÁN CHỖ NỘI SỌ
Trương Nguyễn Bảo Châu1,2, Lê Minh Tuấn1, Ngô Văn Hồng2
TÓM TẮT :
Mục tiêu: Khảo sát vai trò của OCT trong chẩn đoán và phân độ phù gai thị trên bệnh nhân có khối choán chỗ nội sọ.

Phương pháp: Mô tả cắt ngang, khảo sát trên 30 bệnh nhân có khối choán chỗ nội sọ từ 6/2018 – 4/2019. Bệnh nhân được phân độ phù gai theo MFS trên hình đáy mắt và khảo sát độ dày RNFL trên OCT. Xác định mối tương quan bằng phép kiểm Spearman.

Kết quả: Tỉ lệ nữ:nam là 1,72:1. Độ tuổi trung bình 60,3 ± 15,5 tuổi. BCVA trung bình 0,14 ± 0,19 (70% từ 8/10 trở lên). Thể tích khối u trung bình 29,71±33,60 cm3. Vị trí thường gặp là thuỳ trán, thuỳ thái dương. U lành thường gặp là u tế bào thần kinh đệm (63,4%), u ác thường gặp u di căn (10%) (3/4 ca. Độ nhạy và độ đặc hiệu của OCT trong chẩn đoán phù gai lần lượt 94,4%và 90,0%. RNFL và MFS tương quan thuận chặt (R=0,952). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa kết quả OCT với thể tích, vị trí và bản chất u. 

Kết luận: OCT là một công cụ cận lâm sàng hiệu quả trong chẩn đoán phù gai ở bệnh nhân có khối choán chỗ nội sọ.

Phù gai thị là một trong những triệu chứng quan trọng trong các bệnh lý ảnh hưởng tới thị lực và những bệnh lý nghiêm trọng liên quan tới tính mạng của bệnh nhân. Hai nguyên nhân hàng đầu của phù gai thị là tăng áp lực nội sọ vô căn (62,5%) và khối u nội sọ (21,9%)(1). Trên thực tế lâm sàng, việc chẩn đoán và phân độ phù gai thường dựa theo thang điểm Frisen. Tuy nhiên, việc nhận định các dấu hiệu theo thang điểm Frisen lại phụ thuộc vào kinh nghiệm của các bác sĩ nhãn khoa Lâm sàng, mang tính chất hết sức chủ quan.

KHẢO SÁT MỨC ĐỘ PHÙ GAI THỊ TRÊN OCT Ở BỆNH NHÂN CÓ KHỐI CHOÁN CHỖ NỘI SỌ

Leave a Comment