KHẢO SÁT NGUYÊN NHÂN GÂY SUY THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI VÀ TỶ LỆ NHIỄM SIÊU VI VIÊM GAN B VÀ C Ở BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA LỌC MÁU BỆNH VIỆN QUẬN 6

KHẢO SÁT NGUYÊN NHÂN GÂY SUY THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI VÀ TỶ LỆ NHIỄM SIÊU VI VIÊM GAN B VÀ C Ở BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA LỌC MÁU BỆNH VIỆN QUẬN 6

KHẢO SÁT NGUYÊN NHÂN GÂY SUY THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI VÀ TỶ LỆ NHIỄM SIÊU VI VIÊM GAN B VÀ C Ở BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA LỌC MÁU BỆNH VIỆN QUẬN 6

Dương Minh Cường*, Olszyna Dariusz Piotr**, Nguyễn Duy Phong***, Ngô Thanh Điểu****, McLaws Mary-Louise*
TÓM TẮT :
Đặt vấn đề: Việc cập nhật những thay đổi về các nguyên nhân gây suy thận mạn tính giai đoạn cuối (STMGĐC) và tỷ lệ hiện mắc siêu vi viêm gan B (HBV) và C (HCV) giúp đưa ra các chiến lược phòng bệnh hợp lí cũng như đánh giá được vai trò các biện pháp chống nhiễm khuẩn đang được áp dụng tại khoa lọc máu. Từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả của chương trình phòng bệnh và cải thiện hơn nữa chất lượng điều trị.
Mục tiêu: Xác định các nguyên nhân gây bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối (STMGĐC), tỷ lệ hiện mắc siêu vi viêm gan B và C ở các bệnh nhân người lớn đang điều trị chạy thận nhân tạo định kỳ (CTNT).
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang từ 10/2012 đến 10/2013. Các bệnh nhân được thực hiện xét nghiệm tầm soát kháng nguyên bề mặt HBV (HBsAg) và kháng nguyên lõi HCV (HCV-coreAg) trong huyết thanh. Thông tin về bản thân, tiền căn và tình trạng bệnh lý hiện tại được thu thập thông qua bảng câu hỏi in sẵn.
Kết quả: Tổng số 141 bệnh nhân tham gia có 53% là nữ giới. Độ tuổi trung bình 55 ± 16 (nhỏ nhất là 19 và lớn nhất là 87 tuổi). 21% bệnh nhân nhỏ hơn 41 tuổi, 42% từ 41 – 60 và 37% lớn hơn 60 tuổi. Ba nguyên nhân gây bệnh hàng đầu là tăng huyết áp (THA) (33%), đái tháo đường týp 2 (ĐTĐ) (32%) và bệnh cầu thận (BCT) (18%). Nguyên nhân gây bệnh có sự khác biệt theo nhóm tuổi và giới tính. 5,7% (8/141) dương tính với HBsAg, 6,4% (9/141) với HCV-coreAg và 0,7% (1/141) dương tính với cả hai loại xét nghiệm.
Kết luận: Để góp phần ngăn ngừa STMGĐC, cần kiểm soát tốt THA, ĐTĐ và BCT; phát hiện sớm và điều trị dự phòng bệnh thận mạn. Để đạt được điều này, cần nâng cao kiến thức người dân về bệnh thận mạn và ý thức về việc thăm khám sức khỏe định kỳ. Ngoài ra, cần chú ý tầm soát triệu chứng sớm của các bệnh trên ở tất cả các chuyên khoa. Bên cạnh đó, nghiên cứu về mức độ tuân thủ qui trình chống nhiễm khuẩn tại các cơ sở CTNT cần được tiến hành nhằm đánh giá toàn diện hiệu quả của các biện pháp dự phòng nhiễm HBV và HCV ở các bệnh nhân CTNT.

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment