Khảo sát nồng độ glucagon – like peptide – 1 và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 chẩn đoán lần đầu
Luận ánKhảo sát nồng độ glucagon – like peptide – 1 và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 chẩn đoán lần đầu:Đái tháo đường là bệnh nội tiết chuyển hóa mạn tính, tỉ lệ bệnh tăng rất nhanh trên toàn thế giới. Theo thống kê của Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế IDF ước tính năm 2015 trên thế giới có khoảng 415 triệu người mắc bệnh đái tháo đường (độ tuổi mắc từ 20 – 79 tuổi) [1]. Tại Việt Nam theo điều tra trên qui mô toàn quốc của Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2012 tỉ lệ bệnh đái tháo đường là 5,42% [2]. Đái tháo đường không được kiểm soát tốt sẽ gây ra nhiều biến chứng như biến chứng mạch máu lớn, mạch máu nhỏ, biến chứng thần kinh và nhiễm khuẩn, ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Từ nhiều thập niên qua người ta đã biết rằng glucose dùng qua đường uống sẽ kích thích tiết insulin nhiều hơn so với truyền glucose bằng đường tĩnh mạch cùng liều lượng. Sự khác nhau trong khả năng tác dụng này là do vai trò của incretin. Incretin là những hormone dạng peptide, chúng được tiết vào máu chỉ vài phút sau khi thức ăn tác động vào niêm mạc ruột. Ở người, các incretin chính bao gồm glucagon – like peptide – 1 và glucose – dependent insulinotroic polypeptide. Glucagon – like peptide – 1 được tạo thành ở ruột non và đại tràng, nó kích thích tiết insulin phụ thuộc vào glucose, làm chậm vơi dạ dày, do đó làm chậm hấp thu tinh bột làm giảm glucose máu sau ăn, giảm sự ngon miệng. Các nghiên cứu trên động vật còn cho thấy glucagon – like peptide – 1 còn có nhiều tác dụng có lợi khác như: kích thích tụy tái sinh và tăng sinh, chống lại sự chết theo chương trình của tế bào β, chống xơ vữa mạch máu, bảo vệ thần kinh, bảo vệ tim [3], [4], [5], [6]… Từ những hiểu biết ngày càng sâu rộng về tác dụng của incretin, đặc biệt là những lợi ích trên người bệnh đái tháo đường týp 2, hiện nay trên thế giới đã đưa liệu pháp incretin như là một phương pháp mới, hiệu quả, nhiều tiềm năng trong kiểm soát glucose máu, đặc biệt là glucose máu sau ăn ở người bệnh đái tháo đường týp 2. Có 2 phương pháp tiếp cận incretin với người bệnh đái tháo đường týp 2 đó là: dùng đồng vận thụ thể glucagon – like peptide – 1, tiêu biểu là thuốc Exendin – 4 thuốc được đưa vào lâm sàng sớm nhất được sử dụng tại Mỹ (2005) và Châu Âu (2006). Phương pháp thứ 2 là dùng ức chế men dipeptidyl peptidase – 4 – một enzyme giáng hóa glucagon – like peptide – 1, tiêu biểu là thuốc Sitagliptin được áp dụng đầu tiên trên lâm sàng vào năm 2006 ở Châu Âu, [7], [8]. Liệu pháp incretin trong điều trị người bệnh đái tháo đường týp 2 ngày càng phát triển trên thế giới, có hiệu quả tích cực trong kiểm soát glucose máu cũng như ngăn chặn biến chứng mạn tính.
Ở Việt Nam, mặc dù liệu pháp incretin đã được áp dụng trên lâm sàng từ vài năm nay, thuốc phổ biến được dùng để điều trị người bệnh đái tháo đường týp 2 là các thuốc thuộc nhóm ức chế dipeptidyl peptidase – 4, trong đó thuốc được sử dụng nhiều nhất là sitagliptin. Tuy nhiên, kinh nghiệm sử dụng cũng như hiệu quả điều trị của nhóm này như thế nào còn ít nghiên cứu đề cập tới. Ở người bệnh đái tháo đường týp 2, đặc biệt với người bệnh chẩn đoán lần đầu, nồng độ glucagon – like peptide – 1, cũng như mối liên quan của nó với lâm sàng, xét nghiệm, biến chứng mạn tính và ảnh hưởng của sitagliptin tới nồng độ glucagon – like peptide – 1 như thế nào cần được khảo sát và đánh giá để góp phần chẩn đoán, tiên lượng, theo dõi và điều trị người bệnh tốt hơn. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Khảo sát nồng độ glucagon – like peptide – 1 và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 chẩn đoán lần đầu” với hai mục tiêu:
1. Khảo sát nồng độ glucagon – like peptide – 1 huyết thanh và mối liên quan với một số yếu tố (lâm sàng, xét nghiệm, chỉ số HOMA2 và biến chứng mạn tính) ở người bệnh đái tháo đường týp 2 chẩn đoán lần đầu.
2. Nhận xét sự thay đổi nồng độ glucagon – like peptide – 1 sau điều trị bằng Sitagliptin đơn trị liệu ở người bệnh đái tháo đường týp 2 chẩn đoán lần đầu.
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục chữ, ký hiệu viết tắt trong luận án
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
Danh mục các sơ đồ
Danh mục các ảnh
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU………………………………………………..3
1.1. BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 3
1.1.1. Đại cương về bệnh đái tháo đường 3
1.1.2. Cơ chế bệnh sinh của bệnh đái tháo đường týp 2 6
1.1.3. Các biện pháp kiểm soát glucose máu ở người bệnh đái tháo đường týp 2 …10
1.2. GLUCAGON – LIKE PEPTIDE – 1 14
1.2.1. Cấu trúc phân tử và nguồn gốc 14
1.2.2. Động học và nồng độ 15
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng bài tiết glucagon – like peptide – 1 16
1.2.4. Tác dụng sinh học của glucagon – like peptide – 1 17
1.3. VAI TRÒ CỦA GLUCAGON-LIKE PEPTIDE-1 VỚI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 23
1.3.1. Vai trò của glucagon-like peptide-1 trong cơ chế bệnh sinh của bệnh đái tháo đường týp 2 23
1.3.2. Vai trò của glucagon-like peptide-1 trong biến chứng mạn tính của bệnh đái tháo đường týp 2 27
1.3.3. Vai trò của glucagon-like peptide-1 trong điều trị bệnh ĐTĐ týp 2 31
Trang
1.4. CÁC NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ NƯỚC NGOÀI LIÊN QUAN TỚI GLUCAGON – LIKE PEPTIDE – 1 34
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………..38
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 38
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu 38
2.1.2. Tiêu chuẩn loại khỏi nghiên cứu 39
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 40
2.2.2. Nội dung và các biến số sử dụng trong nghiên cứu 41
2.3. PHƯƠNG TIỆN, KỸ THUẬT VÀ CÁC TIÊU CHUẨN SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU 43
2.3.1. Cách xác định, tiêu chuẩn chẩn đoán các biến số về lâm sàng 43
2.3.2. Cách xác định, tiêu chuẩn chẩn đoán các biến số về xét nghiệm 46
2.3.3. Định lượng glucagon – like peptid – 1 và tiêu chuẩn đánh giá 51
2.3.4. Tiêu chuẩn xác định một số biến chứng bệnh đái tháo đường 53
2.3.5. Biện pháp điều trị, theo dõi nhóm người bệnh đái tháo đường týp 2 chẩn đoán lần đầu được điều trị bằng sitagliptin 55
SƠ ĐỒ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 61
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 62
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 62
3.1.1. Đặc điểm chung của các nhóm đối tượng nghiên cứu 62
3.1.2. Đặc điểm chung của nhóm người bệnh nghiên cứu 68
3.2. NỒNG ĐỘ GLUCAGON-LIKE PEPTIDE-1 VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, XÉT NGHIỆM VÀ BIẾN CHỨNG MẠN TÍNH CỦA BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 71
3.2.1. Nồng độ glucagon – like peptid -1 ở người bệnh đái tháo đường týp 2 ..71
3.2.2. Mối liên quan giữa nồng độ GLP-1 với một số chỉ số lâm sàng 73
Trang
3.2.3. Mối liên quan giữa nồng độ GLP-1 với glucose, HbA1c và lipd máu 78
3.2.4. Mối liên quan giữa nồng độ GLP-1 với các chỉ số HOMA2 81
3.2.5. Mối liên quan giữa nồng độ GLP-1 với biến chứng mạn tính 83
3.3. SỰ THAY ĐỔI NỒNG ĐỘ GLUCAGON-LIKE PEPTIDE-1 SAU ĐIỀU TRỊ BẰNG SITAGLIPTIN 88
3.3.1. Sự thay đổi của một số chỉ số xét nghiệm sinh hóa và HOMA2 88
3.3.2. Sự thay đổi nồng độ glucagon – like peptid – 1 sau điều trị 90
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 94
4. 1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 94
4.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới 94
4.1.2. Đặc điểm về BMI, tăng huyết áp, tình trạng rối loạn lipid máu và hội chứng chuyển hóa 95
4.1.3. Đặc điểm về các chỉ số HOMA2 97
4.1.4. Đặc điểm về nồng độ glucose máu, HbA1c và phương pháp chẩn đoán đái tháo đường theo ADA 2015 99
4.1.5. Đặc điểm về biến chứng mạn tính 100
4.2. ĐẶC ĐIỂM VỀ NỒNG ĐỘ GLUCAGON – LIKE PEPTID – 1 101
4.2.1. Đặc điểm nồng độ glucagon-like peptid-1 ở người bình thường 101
4.2.2. So sánh nồng độ glucagon-like peptid-1 ở người bệnh đái tháo đường týp 2 chẩn đoán lần đầu với người bình thường 103
4.2.3. Đặc điểm nồng độ glucagon-like peptid-1 theo tiêu chí chẩn đoán
đái tháo đường của nhóm người bệnh đái tháo đường týp 2 chẩn
đoán lần đầu………………………………………………………….107
4.2.4. So sánh nồng độ glucagon-like peptid-1 ở người bệnh đái tháo đường týp 2 chẩn đoán lần đầu với người bệnh đã được điều trị 109
Trang
4.3. MỐI LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ GLUCAGON-LIKE PEPTID-1 VỚI MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ BIẾN CHỨNG MẠN TÍNH CỦA BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 112
4.3.1. Liên quan giữa nồng độ glucagon-like peptid-1 với tuổi và giới 112
4.3.2. Liên quan giữa nồng độ glucagon-like peptid-1 với BMI, tình trạng béo bụng và hội chứng chuyển hóa 112
4.3.3. Liên quan giữa nồng độ glucagon-like peptid-1 với nồng độ glucose máu khi đói và HbA1c 115
4.3.4. Liên quan giữa nồng độ glucagon-like peptid-1 với lipid máu và các chỉ số HOMA2 117
4.3.5. Liên quan giữa nồng độ glucagon-like peptid-1 với biến chứng mạn tính của bệnh đái tháo đường týp 2 120
4.4. SỰ THAY ĐỔI NỒNG ĐỘ GLUCAGON-LIKE PEPTID-1 Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 SAU ĐIỀU TRỊ SITAGLIPTIN 127
4.4.1. Sự thay đổi nồng độ GLP-1 sau điều trị bằng sitagliptin 127
4.4.2. Sự thay đổi nồng độ glucose máu và HbA1c và mối liên quan với nồng độ GLP-1 sau điều trị 129
4.4.3. Sự thay đổi chức năng tế bào beta, kháng insulin và mối liên quan với nồng độ GLP-1 sau điều trị 131
4.4.4. Sự thay đổi các thành phần lipid máu và mối liên quan với nồng độ GLP-1 sau điều trị 133
KẾT LUẬN 134
KIẾN NGHỊ 136
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN
CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
- Lê Đình Tuân, Nguyễn Thị Phi Nga, Trần Thị Thanh Hóa (2017), ‘‘Khảo sát nồng độ glucagon-like peptide-1 ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 chẩn đoán lần đầu’’, Tạp chí Y Dược học Lâm sàng 108, Bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108, 12(2), tr. 42-48.
- Lê Đình Tuân, Nguyễn Thị Phi Nga, Trần Thị Thanh Hóa (2017), ‘‘Mối liên quan giữa nồng độ glucagon-like peptide-1 huyết thanh với bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 chẩn đoán lần đầu’’, Tạp chí Y Dược học Quân sự, Học viện Quân Y, 42(3), tr. 79-87.
- Lê Đình Tuân, Nguyễn Thị Phi Nga, Trần Thị Thanh Hóa (2017), ‘‘Liên quan giữa nồng độ glucagon-like peptide-1 với biến chứng thận ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 chẩn đoán lần đầu’’, Tạp chí Nghiên cứu Y học, Đại học Y Hà Nội, 107(2), tr. 26-33.
- Lê Đình Tuân, Nguyễn Thị Phi Nga (2017), ‘‘Mối liên quan giữa nồng độ glucagon-like peptide-1 huyết thanh với glucose máu và HbA1c ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 chẩn đoán lần đầu’’, Tạp chí Y Dược học Lâm sàng 108, Bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108, 12(số đặc biệt 11/2017), tr. 266-272.
- Lê Đình Tuân, Nguyễn Thị Phi Nga, Trần Thị Thanh Hóa (2017), ‘‘Mối liên quan giữa nồng độ glucagon-like peptide-1 huyết thanh với lipid máu và hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 chẩn đoán lần đầu’’, Tạp chí Y Dược học Quân sự, Học viện Quân Y, 42(9), tr. 54-60.