Khảo sát nồng độ leptin huyết thanh và một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân tiền đái tháo đường
Khảo sát nồng độ leptin huyết thanh và một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân tiền đái tháo đường.Bệnh ĐTĐ đang ngày một gia tăng và trở thành vấn nạn toàn cầu với nhiều biến chứng, đặc biệt là các biến chứng trên tim mạch. Tiền ĐTĐ là giai đoạn trung gian đầu tiên, sẽ dẫn đến ĐTĐ trong tương lai. Nhiều nghiên cứu dịch tễ học cho thấy rằng sự phát triển của bệnh lý ĐTĐ típ 2 đã diễn ra một thời gian dài trước khi bệnh lý ĐTĐ típ 2 thực sự được chẩn đoán, khi mà tình trạng đề kháng insulin đã diễn tiến lâu và chức năng của các tế bào giảm cùng với việc tế bào bêta tuyến tụy đã bị phá hủy. Nhiều bằng chứng cho thấy ngay từ giai đoạn tiền ĐTĐ, các biến chứng tim mạch đã bắt đầu xuất hiện, và các nguy cơ tim mạch bắt đầu gia tăng ngay từ giai đoạn này [54].
Đối với một số bệnh nhân khi đã xuất hiện ĐTĐ thực sự, với nguy cơ tim mạch cao hơn hẳn so với nhóm không bị ĐTĐ, vẫn không hưởng được các lợi ích từ việc kiểm soát chặt chẽ các yếu tố nguy cơ tim mạch so với bệnh nhân không bị đái tháo đường. Mặc dù các yếu tố nguy cơ này đã được nhấn mạnh trong nghiên cứu UKPDS là béo phì, rối loạn lipid máu và tăng huyết áp. Điều đó cho thấy các yếu tố nguy cơ tim mạch truyền thống trên không đủ giải thích được toàn bộ các biến cố tim mạch trên bệnh nhân đái tháo đường. Đến năm 2000, các tác giả Fonseca và Saito đã đưa ra khái niệm và nhấn mạnh vai trò của các yếu tố nguy cơ tim mạch mới hay còn gọi là yếu tố nguy cơ tim mạch không truyền thống [53]. Từ đó có rất nhiều nghiên cứu đánh giá về vai trò của các yếu tố này trên bệnh nhân ĐTĐ.
Hơn thế nữa, sự khám phá ra một hormon quan trọng mang tên leptin vào năm 1994 đã mở ra một cuộc cách mạng về khái niệm béo phì, giúp chúng ta hiểu hơn về cơ chế bệnh sinh của béo phì. Leptin là một 16-kDa hormon được tiết ra từ mô mỡ và có tác dụng ức chế cảm giác thèm ăn và2 tăng tiêu thụ tăng lượng, giúp bệnh nhân giảm cân. Leptin được xem như hormon quan trọng giữ vai trò liên kết giữa mô mỡ ngoại biên và hệ thần kinh trung ương trong việc kiểm soát sự thèm ăn và tiêu thụ năng lượng của cơ thể, và từ đó leptin được cho là một hormon chống béo phì. Và nhiều nghiên cứu đã chứng minh leptin có vai trò quan trọng trong việc giữ cân bằng glucose máu trong các thí nghiệm trên động vật cũng như các nghiên cứu trên người.
Cả hai tình trạng thiếu hụt leptin và đề kháng leptin đều gây ra những rối loạn về chuyển hóa glucose. Các nghiên cứu gần đây [119],[135] đều ghi nhận nồng độ leptin tăng cao trên bệnh nhân đái tháo đường, và leptin là một yếu tố quan trọng giúp tiên đoán đái tháo đường trong tương lai. Leptin bản thân nó cũng có nhiều ảnh hưởng lên hệ tim mạch và gây ra những tác dụng xấu khi có hiện tượng đề kháng leptin trên lâm sàng. Rất nhiều nghiên cứu từ lâm sàng và mô hình động vật đến phân tích in vitro cho thấy leptin đóng vai trò nòng cốt trong bệnh lý tim mạch (CVD) do béo phì. Tăng leptin huyết thanh đã được xác định là một chỉ dấu tiên lượng của biến cố tim mạch cấp tính và mạn tính. Sự gia tăng leptin lâu dài sẽ gây tăng bài tiết các hoá chất trung gian và gây phì đại thất trái. Nồng độ leptin máu có mối tương quan với khối lượng cơ thất trái, và điều này không phụ thuộc vào các yếu tố khác như huyết áp, BMI, khối lượng mỡ của cơ thể [61]…
Hiện tại Việt Nam đã có một vài công trình nghiên cứu khảo sát nồng độ leptin trên đối tượng bệnh nhân béo phì [10] hoặc trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 [5] nhưng chưa có các công trình nghiên cứu đề cập đến mối liên quan giữa leptin, kháng insulin và các yếu tố nguy cơ tim mạch đặc biệt là các yếu tố không truyền thống trên bệnh nhân tiền đái tháo đường và do đó chúng tôi thực hiện nghiên cứu về “Khảo sát nồng độ leptin huyết thanh và một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân tiền đái tháo đường” , trong nghiên cứu này bên cạnh khảo sát các yếu tố nguy cơ tim mạch thường quy, chúng tôi tập trung vào một vài yếu tố nguy cơ tim mạch không truyền thốn
MỤC LỤC Khảo sát nồng độ leptin huyết thanh và một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân tiền đái tháo đường
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
Danh mục các sơ đồ – biểu đồ
MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………………………………. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài………………………………………………………………….. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ………………………………………………………………………. 3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn …………………………………………………………. 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU …………………………………………………… 4
1.1. Tiền đái tháo đường …………………………………………………………………….. 4
1.2. Một số yếu tố nguy cơ tim mạch không truyền thống trên bệnh nhân
đái tháo đường …………………………………………………………………………….. 8
1.3. Hormon leptin …………………………………………………………………………… 19
1.4. Các nghiên cứu liên quan đến đề tài …………………………………………….. 32
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………. 39
2.1. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………………… 39
2.2. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………………. 40
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………………….. 55
3.1. Yếu tố nguy cơ tim mạch của đối tượng nghiên cứu………………………. 55
3.2. Khảo sát nồng độ leptin huyết thanh ở bệnh nhân tiền đái tháo đường … 63
3.3. Khảo sát mối liên quan giữa leptin và kháng insulin ở bệnh nhân
tiền đái tháo đường ……………………………………………………………………. 793.4. Khảo sát các yếu tố nguy cơ tim mạch khác ở bệnh nhân tiền
đái tháo đường …………………………………………………………………………. 84
Chương 4. BÀN LUẬN ……………………………………………………………………… 88
4.1. Các yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân tiền đái tháo đường ………. 88
4.2. Nồng độ leptin ở bệnh nhân tiền đái tháo đường……………………………. 96
4.3. Leptin và kháng insulin ở bệnh nhân tiền đái tháo đường……………… 105
4.4. Các yếu tố nguy cơ tim mạch khác và mối liên quan với leptin……… 110
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………….. 122
KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………. 124
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐÃ
CÔNG BỐ ………………………………………………………………………………………. 125
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………………….. 126
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán tiền đái tháo đường ……………………………… 6
Bảng 1.2. Các yếu tố nguy cơ tim mạch trên bệnh nhân đái tháo đường……. 9
Bảng 3.1. Đặc trưng của nhóm nghiên cứu và nhóm chứng …………………… 55
Bảng 3.2. Chỉ số BMI, vòng eo, huyết áp của 2 nhóm nghiên cứu………….. 56
Bảng 3.3. Tỉ lệ tiền THA, béo bụng và thừa cân của 2 nhóm nghiên cứu… 56
Bảng 3.4. Glucose máu ở 2 nhóm nghiên cứu………………………………………. 56
Bảng 3.5. Bilan lipid ở 2 nhóm nghiên cứu………………………………………….. 57
Bảng 3.6. Các chỉ số sinh xơ vữa ở 2 nhóm nghiên cứu………………………… 57
Bảng 3.7. Tỉ lệ rối loạn lipid theo các tiêu chí ở 2 nhóm nghiên cứu ………. 58
Bảng 3.8. Nồng độ insulin và kháng insulin ở 2 nhóm nghiên cứu …………. 59
Bảng 3.9. Tỉ lệ tăng insulin máu, đề kháng insulin và rối loạn chức năng tế
bào beta ở 2 nhóm nghiên cứu …………………………………………….. 60
Bảng 3.10. Hs-CRP và fibrinogen ở 2 nhóm nghiên cứu…………………………. 61
Bảng 3.11. Các chỉ số siêu âm tim và IMT ở 2 nhóm nghiên cứu…………….. 61
Bảng 3.12. Phì đại thất trái và tăng IMT ở 2 nhóm nghiên cứu………………… 62
Bảng 3.13. Nồng độ leptin huyết thanh 2 nhóm……………………………………… 63
Bảng 3.14. Nồng độ leptin ở bệnh nhân tiền ĐTĐ theo tuổi và giới …………. 64
Bảng 3.15. Nồng độ leptin ở bệnh nhân tiền ĐTĐ theo các yếu tố nguy cơ … 64
Bảng 3.16. Tuổi và các yếu tố liên quan ở 2 nhóm tăng và không tăng leptin
trên bệnh nhân tiền ĐTĐ…………………………………………………….. 66
Bảng 3.17. Nguy cơ liên quan đến tăng leptin ở bệnh nhân tiền ĐTĐ theo
tuổi, giới và các yếu tố khác………………………………………………… 67
Bảng 3.18. Chỉ số nhân trắc, huyết áp ở 2 nhóm tăng và không tăng leptin
trên bệnh nhân tiền ĐTĐ…………………………………………………….. 68
Bảng 3.19. Liên quan giữa tiền THA, béo bụng và tăng leptin…………………. 70Bảng 3.20. Nguy cơ tăng leptin ở bệnh nhân tiền ĐTĐ theo tình trạng hút
thuốc lá, béo bụng và thừa cân béo phì…………………………………. 71
Bảng 3.21. Liên quan giữa glucose máu và tăng leptin trên bệnh nhân
tiền ĐTĐ…………………………………………………………………………… 72
Bảng 3.22. Bilan lipid ở 2 nhóm tăng và không tăng leptin trên bệnh nhân
tiền ĐTĐ…………………………………………………………………………… 73
Bảng 3.23. Tỉ lệ rối loạn lipid máu ở 2 nhóm tăng và không tăng leptin trên
bệnh nhân tiền ĐTĐ…………………………………………………………… 74
Bảng 3.24. Liên quan giữa leptin và xơ vữa động mạch trên bệnh nhân
tiền ĐTĐ…………………………………………………………………………… 75
Bảng 3.25. Liên quan giữa leptin và RLLP kiểu HCCH trên bệnh nhân
tiền ĐTĐ…………………………………………………………………………… 75
Bảng 3.26. Liên quan giữa leptin và hội chứng chuyển hóa trên bệnh nhân
tiền ĐTĐ…………………………………………………………………………… 76
Bảng 3.27. Các chỉ số liên quan đề kháng insulin ở bệnh nhân có tăng leptin
huyết thanh……………………………………………………………………….. 76
Bảng 3.28. Tỉ lệ tăng insulin, kháng insulin và rối loạn chức năng tế bào beta
trên bệnh nhân tiền ĐTĐ kèm tăng leptin huyết thanh……………. 77
Bảng 3.29. Liên quan giữa hs-CRP, fibrinogen và tăng leptin trên bệnh nhân
tiền ĐTĐ…………………………………………………………………………… 77
Bảng 3.30. Phân tích đa biến các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng tăng leptin
ở bệnh nhân tiền ĐTĐ………………………………………………………… 78
Bảng 3.31. Nồng độ insulin và các chỉ số đề kháng insulin theo tứ phân
vị leptin…………………………………………………………………………….. 79
Bảng 3.32. Các yếu tố nguy cơ liên quan đến tăng IMT ở bệnh nhân
tiền ĐTĐ…………………………………………………………………………… 84Bảng 3.33. Glucose máu, lipid, insulin, hs-CRP, fibrinogen và leptin ở nhóm
tăng IMT trên bệnh nhân tiền ĐTĐ ……………………………………… 85
Bảng 3.34. Các yếu tố nguy cơ liên quan đến phì đại thất trái ở bệnh nhân
tiền ĐTĐ…………………………………………………………………………… 86
Bảng 3.35. Glucose máu, lipid, insulin, hs-CRP, fibrinogen và leptin ở nhóm
phì đại thất trái trên bệnh nhân tiền ĐTĐ ……………………………… 8
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Cơ chế xuất hiện các biến chứng tim mạch do đề kháng insulin…. 13
Hình 1.2. Áp dụng hs-CRP trong dự báo bệnh lý tim mạch……………………… 15
Hình 1.3. Thụ thể leptin ………………………………………………………………………. 21
Hình 1.4. Cơ chế tác động của leptin lên tế bào beta tụy………………………….. 25
Hình 1.5. Cơ chế điều hòa chuyển hóa glucose của leptin thông qua hệ thần
kinh trung ương……………………………………………………………………. 26
Hình 1.6. Cơ chế tác động của leptin ở mô ngoại biên giúp điều hòa chuyển
hóa glucose………………………………………………………………………….. 27
Hình 1.7. Đề kháng leptin và biến chứng trên tim mạch ………………………….. 28
Hình 1.8. Cơ chế gây phì đại thất trái liên quan đến tình trạng thiếu hụt leptin
hoặc đề kháng leptin …………………………………………………………….. 31
Hình 2.1. Minh họa siêu âm đo IMT……………………………………………………… 50
Hình 2.2. Minh họa siêu âm tim……………………………………………………………. 52DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ – BIỂU ĐỒ
Trang
Sơ đồ
Sơ đồ 1.1. Sự tương tác giữa các yếu tố nguy cơ tim mạch không truyền
thống trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2…………………………. 10
Sơ đồ 2.1. Thiết kế nghiên cứu………………………………………………………… 42
Biểu đồ
Biểu đồ 3.1. Nồng độ leptin huyết thanh ở 2 nhóm nghiên cứu………………. 63
Biểu đồ 3.2. Tỉ lệ tăng leptin ở bệnh nhân tiền ĐTĐ……………………………… 65
Biểu đồ 3.3. Mối tương quan giữa BMI và leptin ở bệnh nhân tiền ĐTĐ…. 68
Biểu đồ 3.4. Mối tương quan giữa vòng eo và leptin ở bệnh nhân tiền ĐTĐ.. 69
Biểu đồ 3.5. Mối tương quan giữa vòng hông và leptin ở bệnh nhân
tiền ĐTĐ……………………………………………………………………….. 70
Biểu đồ 3.6. Mối tương quan giữa leptin và insulin ở bệnh nhân tiền ĐTĐ.. 80
Biểu đồ 3.7. Mối tương quan giữa leptin và HOMA-IR ở bệnh nhân
tiền ĐTĐ……………………………………………………………………….. 81
Biểu đồ 3.8. Mối tương quan giữa leptin và chỉ số QUICKI ở bệnh nhân
tiền ĐTĐ……………………………………………………………………….. 81
Biểu đồ 3.9. Đường cong ROC giữa leptin và đề kháng insulin ở bệnh nhân
tiền ĐTĐ……………………………………………………………………….. 82
Biểu đồ 3.10. Đường cong ROC giữa leptin và tăng insulin…………………….. 8