KHẢO SÁT PHỔ ĐỘT BIẾN Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG GIAI ĐOẠN SỚM BẰNG KỸ THUẬT GIẢI TRÌNH TỰ THẾ HỆ MỚI

KHẢO SÁT PHỔ ĐỘT BIẾN Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG GIAI ĐOẠN SỚM BẰNG KỸ THUẬT GIẢI TRÌNH TỰ THẾ HỆ MỚI

KHẢO SÁT PHỔ ĐỘT BIẾN Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG GIAI ĐOẠN SỚM BẰNG KỸ THUẬT GIẢI TRÌNH TỰ THẾ HỆ MỚI
Lê Gia Hoàng Linh1, Lương Bắc An1, Hồ Quốc Chương1, Ngô Quốc Đạt2, Nguyễn Hữu Thịnh2,
Nguyễn Thị Quỳnh Thơ2, Nguyễn Hoài Nghĩa1, Giang Hoa3, Trần Diệp Tuấn2, Đỗ Thị Thanh Thủy3
TÓM TẮT
Mục tiêu: Ung thư đại trực tràng (UTĐTT) là một trong số ít bệnh lý ác tính có tiên lượng khá tốt nếu được phát hiện và điều trị sớm. Thời gian sống của bệnh nhân phụ thuộc chủ yếu vào giai đoạn bệnh ở thời điểm được chẩn đoán. Ở giai đoạn I, II hầu hết bệnh nhân có thể sống thêm 5 năm. Tỷ lệ này chỉ còn 60% ở giai đoạn III và 5-15% ở giai đoạn IV. Chính vì vậy việc chẩn đoán sớm rất quan trọng giúp cải thiện tỉ lệ khỏi bệnh, thời gian sống còn cũng như chất lượng sống của bệnh nhân. Hiện nay, ứng dụng công nghệ giải trình tự gen thế hệ mới, nhiều bảng gen khác nhau được sử dụng trong khảo sát đột biến gen của UTĐTT. Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng bảng 20 gen, dựa trên mục tiêu khảo sát các gen có khả năng biểu hiện kiểu hình cao (high penetrance) gây mẫn cảm với UTĐTT và các gen liên quan đến tiên lượng hoặc tiên đoán đáp ứng với điều trị nhắm trúng đích phân tử.
Đối tượng và phương pháp: 20 đối tượng được chẩn đoán UTĐTT ở giai đoạn I, II, III được thu mẫu FFPE và giải trình tự bảng 20 gen bằng phương pháp giải trình tự thế hệ mới. Kết quả: Chúng tôi phát hiện 12/20 bệnh nhân mang đột biến trên các gen thuộc panel gen đã thiết kế. BRAF, FBXW7, KMT2D chiếm 3,8%.
Kết luận: Chuẩn bị thành công thư viện giải trình tự và lai-bắt giữ được trình tự 20 gen mục tiêu đã thiết kế, bước đầu khảo sát được các đột biến gen trên bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn sớm.

Ung thư đại trực tràng (UTĐTT) là loại ung thư được chẩn đoán phổ biến thứ ba ở nam giới và thứ hai ở nữ giới, với ước tính 1,4 triệu trường hợp bệnh mới phát hiện và 0,7 triệu bệnh nhân tử vong trong năm 2018(1). Tỷ lệ này ở nam giới cao hơn nữ giới trong hầu hết các nghiên cứu trên toàn cầu. Khoảng 5% đến 10% những người bị UTĐTT có mang đột biến gen di truyền gây ra các hội chứng ung thư gia đình. Các hội chứng di truyền phổ biến nhất có liên quan đến UTĐTT là hội chứng đa polyp tuyến gia đình (FAP) và hội chứng Lynch; nhưng các hội chứng hiếm gặp khác cũng có thể làm tăng nguy cơ UTĐTT. Phần lớn UTĐTT là thể bệnh ngẫu nhiên đơn lẻ (sporadic), không có bằng chứng rõ ràng về rối loạn có tính di truyền. Khoảng 25% bệnh nhân còn lại có bệnh sử UTĐTT trong gia đình, cho thấy có sự đóng góp của nguyên nhân di truyền, của sự phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ chung của các thành viên trong gia đình, hoặc kết hợp cả hai.

 

KHẢO SÁT PHỔ ĐỘT BIẾN Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG GIAI ĐOẠN SỚM BẰNG KỸ THUẬT GIẢI TRÌNH TỰ THẾ HỆ MỚI

Leave a Comment