KHẢO SÁT PHƯƠNG PHÁP Y HỌC CỔ TRUYỀN VÀ Y HỌC HIỆN ĐẠI ĐIỀU TRỊ BỆNH LOÃNG XƯƠNG TẠI KHOA LÃO BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TRUNG ƯƠNG

KHẢO SÁT PHƯƠNG PHÁP Y HỌC CỔ TRUYỀN VÀ Y HỌC HIỆN ĐẠI ĐIỀU TRỊ BỆNH LOÃNG XƯƠNG TẠI KHOA LÃO BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TRUNG ƯƠNG

KHẢO SÁT PHƯƠNG PHÁP Y HỌC CỔ TRUYỀN VÀ Y HỌC HIỆN ĐẠI ĐIỀU TRỊ BỆNH LOÃNG XƯƠNG TẠI KHOA LÃO BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TRUNG ƯƠNG
Nguyễn Thị Thanh Tú1, Nguyễn Thanh Thủy1
1 Trường Đại học Y Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát phương pháp Y học hiện đại và Y học cổ truyền điều trị bệnh Loãng xương tại Khoa Lão Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương. Đối tượng và phương pháp: Thiết kế nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang được thực hiện trên 72 bệnh nhân bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, thời gian thực hiện từ 6/2019 – 6/2020. Kết quả: 100% bệnh nhân sử dụng phương pháp Y học cổ truyền trong đó 51,4% bệnh nhân được điều trị kết hợp với Y học hiện đại. Điều trị bằng Y học hiện đại: 72,0% bệnh nhân sử dụng nhóm thuốc ức chế hủy xương (Calcitonin 67,6%, Bisphosphonat 5,4%) và 48,6% bệnh nhân sử dụng nhóm thuốc bổ sung khoáng chất và vitamin (kết hợp Calci và vitamin D 27,0%, Calci hoặc vitamin D: 10,8%). Điều trị theo Y học cổ truyền: 93,1% bệnh nhân được điện châm và xoa bóp bấm huyệt; thuốc thang được sử dụng nhiều nhất (100%), dạng cao (79,2%), dạng hoàn (75,0%) và dạng chè được sử dụng ít nhất 33,3%. Các bệnh nhân sau điều trị có mức độ đau theo thang điểm VAS giảm so với thời điểm vào viện (p < 0,05).

Loãng xương là bệnh lý chuyển hóa mãn tính, liên quan mật thiết với sự lão hóa và mãn kinh, ảnh hưởng đến một số lượng lớn người ở cả hai giới vàtất cả các chủng tộc [6]. Bệnh lý loãng xương  diễn  biến  tự  nhiên  và  thầm  lặng,  triệu chứng  lâm  sàng  không  điển  hình,  người  bệnh thường chủ quan cho đến khi có biểu hiện lâm sàng và hay gặp nhất là sự cố gãy xương. Theo số liệu của Hiệp hội Loãng xương Quốc tế, 1/3 nữ giới và 1/5 nam giới trên 50 tuổi bị gãy xương do loãng xương. Các nghiên cứu ở Việt Nam ước tính rằng tỷ lệ mắc bệnh loãng xương trong dân số nói chung là 4,7%. Theo Hiệp hội Thấp khớp Việt Nam, ước tính đến năm 2050 số phụ nữ mắc loãng xươngtừ 50 tuổi trở lên có thể sẽ hơn 7 triệu người [3]. Do đó, việc nâng cao kiến thức của các bác sỹ cũng như tăng cường nhận thức của người dân sẽ có hiệu quả trong việc phòng và điều trị bệnh lý này.Trong thập kỷ qua, sự phát triển của Y học hiện đại (YHHĐ) đã mang lại hiệu quả đáng kể trong điều trị, trong đó mục tiêu nhắm vào việc cải  thiện  chất  lượng  xương.  Bên  cạnh  đó,  các nghiên cứu về bài thuốc và vị thuốc cổ truyền cho thấy kết quả khả quan như: viên mật cốt, viên nang bổ cốt linh, viên nang cường cốt [1] cường cốt ẩm [8], các vị thuốc như nhục thung dung,  câu  kỷ  tử,  thục  địa,  đỗ  trọng  [5].  Hiện nay,  xu  hướng  kết  hợp YHHĐ  và  YHCTtrong điều trị các bệnh lý nội khoa trong đó có bệnh loãng  xương  ngày  càng  trở  nên  phổ  biến.  Với mong muốn tìm hiểu tổng quan về các phương pháp điều trị để ngày càng nâng cao chất lượng điều trị loãng xương, chúng tôi tiến hành nghiên cứu  đề  tài  nhằm  mục  tiêu: Khảo  sát phương phápYHCT  kết  hợp  YHHĐđiều  trị  bệnh  nhân Loãng xương tại khoa Lão Bv.YHCT Trung ương

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment