KHẢO SÁT QUẦN THỂ TẾ BÀO LYMPHO TCD4 TREG VÀ TH17 Ở BỆNH NHÂN NHIỄM HBV MẠN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC KHẢO SÁT QUẦN THỂ TẾ BÀO LYMPHO TCD4 TREG VÀ TH17 Ở BỆNH NHÂN NHIỄM HBV MẠN. Vi rút viêm gan B (HBV) vẫn còn là một trong những tác nhân gây tử vong hàng đầu ở nhiều nước trên thế giới do các bệnh lý gan giai đoạn cuối và ung thư biểu mô tế bào gan. Thật vậy, mặc dù các thuốc diệt vi rút rất hiệu quả đã được phát triển và các chương trình quốc gia phòng tránh được bệnh gan mạn nặng, mục tiêu điều trị khỏi vẫn chưa khả thi; khả năng lồng ghép các đoạn gen của HBV vào bộ DNA của người nhiễm1 gây khó khăn cho việc thải trừ hoàn toàn HBV ngay cả ở người đã kiểm soát vi rút lâu dài bằng thuốc.
Khác với nhiễm HBV ở người trưởng thành, HBV nhiễm từ mẹ trong thời kỳ chu sinh thường lưu lại suốt đời sống, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau do tương quan giữa phản ứng miễn dịch với HBV.2 Ngày nay nhiễm HBV mạn được thừa nhận liên quan với phản ứng không hiệu quả của miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu, đặc biệt là của tế bào lympho T;3’4 với tình trạng miễn dịch dung nạp đối với các kháng nguyên của HBV; và với sự cân bằng giữa miễn dịch thải trừ vi rút và phản ứng ức chế tiêu huỷ tế bào.5 Trong xu thế trị liệu đa phương nhằm điều trị khỏi HBV hiện nay, vai trò của các tế bào miễn dịch chuyên biệt và không chuyên biệt với HBV đang ngày càng được hiểu nhiều hơn.3’4’6’7
Trong phản ứng miễn dịch tế bào với HBV, hai quần thể tế bào lympho T được biệt hoá từ T CD4+ gồm tế bào T điều hoà (T regular-Treg) với vai trò ức chế phản ứng miễn dịch và tế bào T trợ giúp (T helper-Th)17 với vai trò kích thích phản ứng viêm gây tổn thương mô cùng tồn tại.8’9 Sự tương tác giữa hai phản ứng ức chế và kích thích miễn dịch này diễn ra suốt quá trình nhiễm HBV mạn,10 dẫn đến khỏi bệnh khá hiếm xảy ra, nhưng thường gặp nhất là bệnh gan mạn, xơ gan, ung thư gan và tử vong.
Từ đầu thập kỷ 20, tế bào Treg và Th17 đã được nhận diện ở người nhiễm HBV mạn nhiều hơn so với người khoẻ mạnh.11 Ở người viêm gan B mạn đợt bùng phát với suy gan cấp, số lượng tế bào Treg ít hơn và Th17 lại trội hơn.12,13 Vài nghiên cứu mới đây lại ghi nhận sự gia tăng phản ứng của cả hai nhóm tế bào này ở người tổn thương gan nặng, viêm gan bùng phát.14,15 Vì vậy, phản ứng và sự cân bằng của hai quần thể Treg và Th17 trong nhiễm HBV mạn, nhất là trong đợt bùng phát rất cần được khảo sát thêm. Một vấn đề được đặt ra thêm sau khi Treg tiết IL-17A được tìm thấy là: phản ứng miễn dịch nào khởi phát trước và phản ứng nào là đáp ứng bù trừ; có hay không vai trò kép vừa kích thích vừa ức chế miễn dịch của các tế bào này.16,17
Tuy liên quan giữa quá trình biệt hoá T CD4+ thành các tế bào miễn dịch với các yếu tố phiên mã như FOXP3 với Treg,18 RORgt với Th17,19,20 nhưng kết quả về biểu hiện của 2 yếu tố phiên mã này ở bệnh nhân viêm gan B mạn vẫn còn được bàn cãi. Một số nghiên cứu trên bệnh nhân viêm gan mạn nặng hay suy gan cấp trên nền mạn tìm thấy có tương xứng giữa RORgt và Th17 nhưng không tìm được tương xứng giữa F OXP3 với Treg và mức độ tổn thương gan.12,15,21
Theo trên, liên quan giữa phản ứng tế bào hay giữa các yếu tố phiên mã của tế bào với tổn thương gan ở người nhiễm HBV và có khác nhau ở các giai đoạn của nhiễm HBV hay không còn cần được nhận biết thêm. Do đó, câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu này là “Phản ứng của tế bào Treg, Th17 và mức độ biểu hiện các yếu tố phiên mã FOXP3 và RORgt của các tế bào này trên bệnh nhân Việt Nam nhiễm HBV mạn HBeAg dương, viêm gan B mạn HBeAg dương và viêm gan B mạn đợt bùng phát khác nhau như thế nào”.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát
Mô tả đặc điểm quần thể tế bào lympho Treg và Th17 trong máu ngoại vi của bệnh nhân ở các giai đoạn khác nhau của nhiễm HBV mạn.
Mục tiêu chuyên biệt
1. Mô tả và so sánh tỉ lệ tế bào Treg, Th17 và tỉ số Treg/Th17 ở bệnh nhân nhiễm HBV mạn thuộc các nhóm: nhiễm HBV mạn HBeAg dương, viêm gan B mạn HBeAg dương và viêm gan B mạn đợt bùng phát.
2. Mô tả và so sánh mức độ biểu hiện các yếu tố phiên mã FOXP3 của Treg, RORgt của Th17 và tỉ số FOXP3/RORgt ở bệnh nhân thuộc các nhóm nhiễm HBV mạn.
3. So sánh đặc điểm các tế bào và yếu tố phiên mã của hai nhóm viêm gan B mạn đợt bùng phát nhẹ và nặng.
4. Phân tích tương quan giữa các tế bào và các yếu tố phiên mã với tình trạng HBeAg, HBV DNA, men gan và chức năng gan ở các nhóm nhiễm HBV mạn
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan i
Danh mục các chữ viết tắt và thuật ngữ Anh-Việt v
Danh mục các bảng x
Danh mục các hình xii
Danh mục các biểu đồ, sơ đồ xiii
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN 4
1.1 Tình hình nhiễm HBV trên thế giới và hình thái nhiễm HBV cấp 4
và mạn
1.2 Đặc điểm cấu trúc di truyền của HBV và chu trình HBV trong 5 gan
1.3 Các giai đoạn diễn biến ở người nhiễm HBV mạn theo quan 7
điểm miễn dịch
1.4 Đáp ứng miễn dịch bẩm sinh và thích nghi với nhiễm HBV 11
1.5 Tế bào miễn dịch Treg và Th17 17
1.6 Phương pháp đếm tế bào miễn dịch và đo mức độ biểu hiện yếu 24
tố phiên mã
1.7 Các nghiên cứu đã được thực hiện về tế bào Treg và Th17 ở cá 28 thể nhiễm HBV
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
2.1 Thiết kế nghiên cứu 32
2.2 Đối tượng nghiên cứu 32
2.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 33
2.4 Các nhóm nghiên cứu 33
2.5 Các biến số chính của nghiên cứu 34
2.6 Kỹ thuật đo lường biến số, thu thập dữ liệu 36
2.7 Nhập và phân tích dữ liệu 46
2.8 Trình tự tiến hành 46
2.9 Đạo đức trong nghiên cứu 49
Chương 3. KẾT QUẢ 50
3.1 Đặc điểm dân số nghiên cứu 52
3.2 Đặc điểm tế bào Treg và Th17 của các nhóm nghiên cứu 54
3.3 Các yếu tố phiên mã FOXP3 và RORyt của các nhóm nghiên 58
cứu
3.4 So sánh đặc điểm các tế bào và yếu tố phiên mã của hai nhóm 61 bùng phát nhẹ và nặng
3.5 Tương quan giữa Treg, Th17 và các yếu tố phiên mã với các yếu 68 tố vi rút, AST, ALT và chức năng gan ở các nhóm nhiễm HBV
mạn
Chương 4. BÀN LUẬN 84
4.1 Đặc điểm dân số nghiên cứu 85
4.2 Đặc điểm tế bào Treg và Th17 của các nhóm nghiên cứu 87
4.3 Các yếu tố phiên mã FOXP3 và RORgt ở các nhóm nghiên cứu 93
4.4 So sánh đặc điểm các tế bào và yếu tố phiên mã của hai nhóm 96
bùng phát nhẹ và nặng
4.5 Tương quan giữa Treg, Th17 và các yếu tố phiên mã với các yếu 102
tố vi rút, AST, ALT và chức năng gan ở các nhóm nhiễm HBV
mạn
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 112
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN 115 QUAN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Lượng RNA được sử dụng để tổng hợp cDNA (25 ng/1) 42
phản ứng)
Bảng 2.2: Chu trình nhiệt tổng hợp cDNA 43
Bảng 2.3: Trình tự của các mồi sử dụng cho phản ứng PCR định 44
lượng
Bảng 2.4: Thành phần trong 1 phản ứng PCR đo mức độ biểu hiện 44
gen của FOXP3 và RORyt
Bảng 2.5: Chu trình luân nhiệt trong phản ứng PCR 45
Bảng 3.1: Đặc điểm lúc vào của các nhóm nghiên cứu (n = 159) 52
Bảng 3.2: Đặc điểm lúc vào nghiên cứu của hai nhóm bùng phát (n = 53
ối)
Bảng 3.3: Giá trị của Treg, Th17 và tỉ số Treg/Th17 của các nhóm 57 nghiên cứu (n = 159)
Bảng 3.4: Giá trị của FOXP3, RORyt và tỉ số FOXP3/RORyt của các 60 nhóm nghiên cứu (n = 80)
Bảng 3.5: Giá trị của Treg, Th17 và tỉ số Treg/Th17 của 5 nhóm 62
nghiên cứu (n =159)
Bảng 3.6: Giá trị của FOXP3, RORyt và tỉ số FOXP3/RORyt của 5 66
nhóm nghiên cứu (n = 80)
Bảng 3.7: Tương quan giữa Treg, Th17 và các yếu tố phiên mã với 69
HBV DNA, AST và ALT trong toàn dân số nghiên cứu
Bảng 3.8: Tương quan giữa Treg, Th17 và các yếu tố phiên mã với 70
HBV DNA, AST và ALT ở nhóm nhiễm HBV mạn HBeAg dương
Bảng 3.9: Tương quan giữa Treg, Th17 và các yếu tố phiên mã với 71
HBV DNA, AST và ALT ở nhóm viêm gan B mạn HBeAg dương
Bảng 3.10: Tương quan giữa Treg, Th17 và các yếu tố phiên mã với 72
HBV DNA và chức năng gan ở nhóm bùng phát
Bảng 3.11: Các yếu tố tương quan với Treg trong toàn dân số: Phân 82
tích đa biến (n = 159)
Bàng 3.12: Các yếu tố tương quan với Th17 trong toàn dân số: Phân 82
tích đa biến (n = 159)
Bảng 3.13: Các yếu tố tương quan với Treg trong nhóm bùng phát: 83 Phân tích đa biến (n = 61)
Nguồn: https://luanvanyhoc.com