Khảo sát sử dụng kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ III tại bệnh viện A
Khảo sát sử dụng kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ III tại bệnh viện A Thái Nguyên.Bệnh viêm phế quản mạn tính là bệnh lý thuộc đường hô hấp dưới. Bệnh thường gặp nhiều ở người cao tuổi. Đôi khi viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng kết hợp với nhau hình thành bệnh phế quản – phổi tắc nghẽn không đặc hiệu. Theo Tổ chức Y tế thế giới, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hiện là nguyên nhân gây tử vong và tàn phế đứng hàng thứ 4 trên thế giới với khoảng 50 triệu người mắc và 3 triệu người chết hàng năm. Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở những người trên 40 tuổi là 5,2% (miền Bắc) và có khoảng 4 triệu người trong nước mắc bệnhnày. Tại bệnh viên A, các bệnh nhân bị mắc viêm phế quản mạn thường nằm điều trị tại khoa Nội tổng hợp (hô hấp).Bệnh nếu được phát hiện sớm, được điều trị đúng có thể làm chậm diễn biến thành các biến chứng như giãn phế nang,tâm phế mạn.
Các kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ III,Với những ưu điểmvề hoạt phổ tác dụng và tương đối an toàn, ngay từ khi ra đời đã nhanh chóng trở thành nhóm kháng sinh được sử dụng phổ biến trong điều trị cácbệnh lý nhiễm khuẩn đặc biệt là những nhiễm khuẩn nghiêm trọng do vi khuẩn Gram âm. Tuy nhiên, việc sử dụng các kháng sinh này không đúng quy định đã gây ra tỷ lệ kháng kháng sinh gia tăng như hiện nay và là mối hiểm hoạ đối với hiệu quả của các liệu pháp điều trị bằng kháng sinh.
Tại bệnh viện A hiện chưa có các nghiên cứu cụ thể về việc sử dụng Cephalosporin thế hệ III theo quy trình MUE, do đó, để bước đầu tiếp cận việc xây dựng một quy trình MUE hoàn thiện cho đánh giá sử dụng kháng sinh Cephalosporin thế hệ III tại bệnh viện, chúng tôi tiến hành đề tài: “Khảo sát sử dụng kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ III tại bệnh viện A ” với 2 mục tiêu:
1. Khảo sát đặc điểm sử dụng kháng sinh Cephalosporin thế hệ III trên các bệnh nhân viêm phế quản mãn tính tại bệnh viện A.
2.Đánh giá tính phù hợp về chỉ định và sử dụng kháng sinh cephalosporin thế hệ III trong viêm phế quản mãn tính tại bệnh viện A
Nguồn: https://luanvanyhoc.com