Khảo sát sự hài lòng của sản phụ sau sử dụng gói dịch vụ giảm đau trong đẻ bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng tại bệnh viện Phụ sản Trung ương
Luận văn thạc sĩ điều dưỡng Khảo sát sự hài lòng của sản phụ sau sử dụng gói dịch vụ giảm đau trong đẻ bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng tại bệnh viện Phụ sản Trung ương.Mang thai và sinh con là thiên chức của người phụ nữ, tuy nhiên để thực hiện thiên chức của mình mọi sản phụ đều phải vượt qua nỗi đau đớn trong chuyển dạ. Cơn đau trong chuyển dạ được so sánh với cơn đau trong cắt bỏ chi mà không dùng thuốc tê [18, 32]. Chính cơn đau này làm sản phụ lo lắng, gây tình trạng tăng tiết ACTH, tăng cortisol, tăng epinephrine, norepinephrin làm tăng huyết áp, thay đổi nhu cầu tiêu thụ oxy, ảnh hưởng đến lưu lượng máu tử cung – rau thai gây thai suy thai. Ở những sản phụ có bệnh lý tim mạch, nội tiết, cơn đau còn gây tình trạng đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng người mẹ do làm tăng nhu cầu tiêu thụ oxy, tăng cung lượng tim, rối loạn thăng bằng kiềm toan.
Giảm đau tốt rất quan trọng đối với sự gắn kết mẹ con, sớm chuyển dạ và xuất viện. Một số nghiên cứu cho thấy hiệu quả giảm đau của morphin thần kinh tốt hơn so với opioid tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp [41, 48]. Tuy nhiên, các phản ứng có hại với morphin thần kinh, chẳng hạn như buồn nôn hoặc nôn, ngứa và chóng mặt, được báo cáo là liên quan đến liều lượng trong một số nghiên cứu và không liên quan đến liều lượng ở những nghiên cứu khác. Một nghiên cứu cho thấy gây tê cục bộ ngoài màng cứng với opioid giúp giảm đau tốt hơn và ít gây buồn nôn , nôn hơn morphin tiêm trong da [34].
Gây tê ngoài màng cứng (GTNMC) để giảm đau trong chuyển dạ là phương pháp giảm đau an toàn và hiệu quả nhất hiện nay. GTNMC có thể do nhân viên y tế bơm các liều bolus mỗi khi sản phụ đau, có thể bơm tiêm truyền liên tục hay sản phụ tự điều khiển, mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm riêng nhưng nói chung, mục tiêu của các phươngpháp là để góp phần giúp cho việc sinh nở trở nên nhẹ nhàng, thuận lợi hơn.Gây tê ngoài màng cứng có kiểm soát bởi sản phụ là phương pháp giảm đau trong chuyển dạ đã được áp dụng ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới. Ở Việt Nam cũng đã được thử nghiệm ở một số ít Bệnh viện [18, 32].
Sự hài lòng của sản phụ là một chỉ số quan trọng trong đánh giá chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cơ sở khám chữa bệnh. Đánh giá sự hài lòng của sản phụ với thuốc gây tê là rất quan trọng để cải thiện trải nghiệm của họ. Mức độ hài lòng của sản phụ là thước đo về sự phù hợp của những dịch vụ được cung cấp so với nhu cầu và mong đợi của cộng đồng. Những thông tin chi tiết về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sản phụ sẽ giúp các cơ sở cung cấp dịch vụ cũng như các nhà hoạch định, thực thi chính sách thực hiện những giải pháp nhằm cải thiện chất lượng khám chữa bệnh (KCB). Theo dõi, giám sát mức độ hài lòng của sản phụ đóng vai trò quan trọng trong ghi nhận chất lượng dịch vụ cũng như hiệu quả của hoạt động KCB bởi lẽ sự hài lòng của sản phụ có thể đem lại những ảnh hưởng tích cực, tác động trực tiếp đến tình trạng sức khoẻ của họ.
Tại bệnh viện Phụ Sản Trung ương, phương pháp GTNMC để giảm đau trong chuyển dạ được áp dụng thành công từ nhiều năm nay. Số lượng sản phụ được thực hiện giảm đau bằng gây tê ngoài màng cứng tăng dần từ khi bệnh viện thực hiện qui chế về giảm đau trong đẻ. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào thực hiện khảo sát mức độ hài lòng của sản phụ với chất lượng dịch vụ gói gây tê ngoài màng cứng trong chuyển dạ tại bệnh viện. Với lý do thực tiễn như vậy, tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu
“Khảo sát sự hài lòng của sản phụ sau sử dụng gói dịch vụ giảm đau trong đẻ bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng tại bệnh viện Phụ sản Trung ương”. Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để ban lãnh đạo bệnh viện xây dựng chiến lược quản lý và hoạt động nhằm nâng cao chất lượng ngày một tốt hơn.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.Mục tiêu 1. Mô tả mức độ hài lòng của sản phụ sau sử dụng gói dịch vụ giảm đau trong đẻ bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2022.
2.Mục tiêu 2. Xác định một số yếu tố liên quan đến mức độ hài lòng của sản phụ sau sử dụng gói dịch vụ giảm đau trong đẻ bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2023
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………………………….. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU……………………………………………………………….. 4
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………………………….. 5
1.1. Một số khái niệm …………………………………………………………………… 5
1.2. Gây tê ngoài màng cứng…………………………………………………………. 7
1.3. Quy trình chăm sóc điều dưỡng tại Việt Nam ………………………….. 10
1.4. Một số nghiên cứu về sự hài lòng của người bệnh về chất lượng sử
dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế trên thế giới và tại Việt
Nam……………………………………………………………………………………………. 12
1.5 Một số nghiên cứu về phương pháp gây tê ngoài màng cứng trên
thế giới và tại Việt Nam………………………………………………………………..20
1.6. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu Bệnh viện Phụ Sản Trung ương .. 26
1.7. Khung lý thuyết……………………………………………………………………… 28
CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……… 29
2.1. Đối tượng nghiên cứu …………………………………………………………….. 29
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu…………………………………………….. 29
2.3. Thiết kế nghiên cứu ……………………………………………………………… 29
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu………………………………………… 29
2.5. Các biến số nghiên cứu…………………………………………………………. 30
2.6. Phương pháp thu thập số liệu ………………………………………………… 39
2.7. Tiêu chí đánh giá …………………………………………………………………. 41
2.8. Phương pháp phân tích số liệu…………………………………………………. 41
2.9. Thang điểm đau………………………………………………………………………39
2.10. Vấn đề đạo đức……………………………………………………………………. 43
2.11. Sai số và biện pháp khắc phục sai số………………………………………. 43
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………………………………… 45
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ………………………………. 453.3. Các yếu tố liên quan đến sự hài lòng của sản phụ…………………….. 55
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………. 66
KHUYẾN NGHỊ…………………………………………………………………………….. 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Bảng 3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu (n=200) ……….. 45
Bảng 3.2. Đánh giá sự hài lòng của sản phụ về tính minh bạch thông tin
(n=200)…………………………………………………………………………………….. 47
Bảng 3.3. Đánh giá sự hài lòng của sản phụ về cơ sở vật chất – trang
thiết bị (n=200) …………………………………………………………………………. 48
Bảng 3.4. Đánh giá sự hài lòng của sản phụ về trang phục nhân viên y
tế phòng sinh (n=200)………………………………………………………………… 49
Bảng 3.5. Đánh giá sự hài lòng của sản phụ về quá trình thực hiện gói
dịch vụ gây tê ngoài màng cứng (n=200) ……………………………………… 49
Bảng 3.6. Đánh giá sự hài lòng của sản phụ về thái độ ứng xử của nhân
viên y tế (n=200)……………………………………………………………………….. 51
Bảng 3.9. Đánh giá sự hài lòng của sản phụ về thủ tục hành chính
(n=200)…………………………………………………………………………………….. 52
Bảng 3.10. Đánh giá sự hài lòng của sản phụ về kết quả cung cấp dịch
vụ (n=200)………………………………………………………………………………… 52
Tỷ lệ sản phụ hài lòng về gói dịch vụ giảm đau trong đẻ bằng phương
pháp gây tê ngoài màng cứng của bệnh viện Phụ sản Trung ương là
78,5%, tỷ lệ không hài lòng về gói dịch vụ là 21,5 %…………………….. 53
Bảng 3.12. Thông tin yếu tố dịch vụ y tế (n=200)………………………….. 53
Biểu đồ 3.1. Đặc điểm quá trình thực hiện gói dịch vụ (n=200)………. 54
Bảng 3.13. Mối quan hệ giữa đặc điểm nhân khẩu học sản phụ với sự
hài lòng (n=200)………………………………………………………………………… 55
Bảng 3.14. Mối quan hệ giữa cơ sở dịch vụ với sự hài lòng (n=200). 56
Bảng 3.15. Mối quan hệ giữa quá trình thực hiện gói dịch vụ với sự hài
lòng (n=200)……………………………………………………………………………… 57
Bảng 3.16. Đánh giá sự hài lòng của sản phụ về trang phục nhân viên y
tế phòng sinh…………………………………………………………………………….. 5
Nguồn: https://luanvanyhoc.com