Khảo sát sự hiểu biết của người mắc bệnh thận mạn đang điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai và các yếu tố liên quan

Khảo sát sự hiểu biết của người mắc bệnh thận mạn đang điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai và các yếu tố liên quan

Khóa luận tốt nghiệp cử nhân điều dưỡng thực hành Khảo sát sự hiểu biết của người mắc bệnh thận mạn đang điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai và các yếu tố liên quan. Bệnh thận mạn (BTM) là tình trạng bất thường cấu trúc và chức năng thận có hay không có giảm mức lọc cầu thận (MLCT), kéo dài nhiều tháng, nhiều năm và không phục hồi ảnh hưởng lên sức khỏe của người bệnh (NB). Khi người bệnh mắc bệnh thận mạn thì chức năng của thận không còn ở mức bình thường, chức năng đào thải chất độc, đào thải các sản phẩm chuyển hóa trong cơ thể bị giảm dẫn tới những biến chứng nặng nề cho người bệnh và có thể tử vong [1].

Bệnh thận mạn ngày càng gia tăng trên thế giới và đặt ra những thách thức lớn với ngành y tế không chỉ với các nước đang phát triển mà còn là gánh nặng của các nước phát triển [2]. Theo một báo cáo của Mỹ cho thấy có tới 16,8% người trưởng thành (từ 20 tuổi trở lên) mắc bệnh thận mạn hơn 500,000 người bệnh điều trị thận suy bằng lọc máu và ghép thận. Hiện nay, tỉ lệ người bệnh bệnh thận mạn giai đoạn cuối (ESRD: End Stage Renal Disease) ở Mỹ đang tăng lên, trong khi tỉ lệ mắc mới khá ổn định; điều đó cho thấy người bệnh mắc bệnh thận mạn giai đoạn cuối tăng lên chủ yếu do tuổi thọ của các người bệnh này ngày càng cao. Trên toàn thế giới, có khoảng 200 triệu người mắc BTM và khoảng 1,4 triệu ca tử vong do bệnh này vào năm 2019. Tỷ lệ mắc BTM ở mọi lứa tuổi trên toàn cầu cũng được ước tính sẽ trở thành nguyên nhân phổ biến thứ năm gây giảm tuổi thọ sống trên toàn thế giới vào năm 2040 [3].

Ở Việt Nam chưa có nghiên cứu trên toàn quốc, tuy nhiên nghiên cứu theo từng vùng địa lý cho thấy tỷ lệ người mắc bệnh thận mạn ngày càng tăng cao. Tại Hà Nội, có hơn 10.000 người bệnh lọc máu chu kỳ, người bệnh thận nhân tạo chu kỳ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, những người bệnh lọc máu chu kỳ rất quan tâm đến chất lượng cuộc sống của họ vì hầu hết họ cần được điều trị bằng phương pháp thay thế trong suốt quãng đời còn lại [3].

Sự hiểu biết về bệnh thận của những người mắc bệnh thận mạn đóng vai trò quan trọng trong việc tự chăm sóc, điều chỉnh lối sống, giảm tiến triển của bệnh, giảm các biến chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ [4]. Khi người bệnh được chẩn đoán bệnh thận mạn có kiến thức tốt để kiểm soát tốt các bệnh kèm theo hoặc các nguyên nhân gây bệnh như đái tháo đường, tăng huyết áp, viêm cầu thận, hội chứng thận hư, viêm nhiễm và sử dụng thuốc không kiểm soát hoặc người bệnh theo dõi được các dấu hiệu và triệu chứng như mệt mỏi, buồn nôn, ngứa ngoài da, tăng cân do giữ nước hay người bệnh thận mạn kiểm soát tốt chế độ dinh dưỡng, tuân thủ chế độ điều trị cũng góp phần quan trọng vào quá trình tiến triển của bệnh [5].

Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện hạng đặc biệt đầu tiên của cả nước, là bệnh viện tuyến cuối với mô hình bệnh tật đa dạng, Trung tâm Thận, Tiết niệu và Lọc máu Bệnh viện Bạch Mai là đơn vị trực thuộc Bệnh viện Bạch Mai, Trung tâm hiện có hai đơn nguyên là Điều trị bệnh thận tiết niệu với 116 giường bệnh và đơn nguyên lọc máu chu kỳ với 64 giường bệnh điều trị điều trị cho gần 330 người bệnh thận nhân tạo chu kỳ. Trong quá trình chăm sóc và điều trị, nhân viên y tế đã thực hiện các chế độ chăm sóc điều trị cho người bệnh theo đúng quy định, tuy nhiên việc khảo sát hiểu biết của người bệnh tuân thủ chế độ điều trị để có cái nhìn sâu sắc kiến thức về bệnh thận mạn của người bệnh chưa được đánh giá, vì vậy việc xây dựng tài liệu giáo dục sức khỏe cho người bệnh thận mạn chưa được triển khai. Với mong muốn đánh giá sự hiểu biết của người bệnh trong quá trình điều trị để định hướng xây dựng chương trình giáo dục sức khỏe để điều dưỡng giáo dục và cung cấp thông tin đầy đủ cho người bệnh thận mạn là cần thiết để họ có thể tự quản lý bệnh tật một cách hiệu quả. Các chương trình giáo dục sức khỏe và tư vấn dinh dưỡng có thể giúp nâng cao hiểu biết và cải thiện chất lượng cuộc sống cho những người mắc bệnh thận mạn, nhóm nghiên cứu đã thực hiện đề tài “Khảo sát sự hiểu biết của người mắc bệnh thận mạn đang điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai và các yếu tố liên quan” nhằm mục tiêu:

1. Khảo sát sự hiểu biết của người bệnh mắc bệnh thận mạn đang điều trị tại

Bệnh viện Bạch Mai.

2. Xác định các yếu tố liên quan đến hiểu biết của người mắc bệnh thận mạn

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ………………………………………………………………………………………….3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT……………………………………………………………..4
ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………………………………….1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ………………………………………………………3
1.1. Bệnh thận mạn……………………………………………………………………………………3
1.2. Hiểu biết của người bệnh về bệnh thận mạn …………………………………………..7
1.3. Thang đo hiểu biết của người mắc bệnh thạn mạn…………………………………..9
1.4. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam ………………………………10
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………………14
2.1. Địa điểm và thời gian tham gia nghiên cứu ………………………………………….14
2.2. Thiết kế nghiên cứu:………………………………………………………………………….14
2.3. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………………..14
2.4. Chọn mẫu và cỡ mẫu…………………………………………………………………………14
2.5. Công cụ nghiên cứu…………………………………………………………………………..15
2.6. Kỹ thuật thu thập thông tin…………………………………………………………………16
2.7. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ……………………………………………….16
2.8. Đạo đức nghiên cứu…………………………………………………………………………..16
2.9. Sai số và cách khắc phục sai số…………………………………………………………..17
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………………………..18
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu…………………………………………..18
3.2. Hiểu biết về bệnh thận của đối tượng nghiên cứu………………………………….21
3.3. Các yếu tố liên quan đến hiểu biết về bệnh thận của đối tượng NC …………24
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN……………………………………………………………………….28
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu…………………………………………..28
4.2. Hiểu biết về bệnh thận của đối tượng nghiên cứu………………………………….32
4.3. Các yếu tố liên quan đến hiểu biết về bệnh thận của đối tượng NC …………34
4.4. Hạn chế của nghiên cứu …………………………………………………………………….40
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………………43
1. Khảo sát kiến thức của người bệnh về bệnh thận mạn………………………………432. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức của NB về bệnh thận mạn…43
KHUYẾN NGHỊ …………………………………………………………………………………….44
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………………………..45
PHỤ LỤC ………………………………………………………………………………………………48DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Đặc điểm về tuổi và giới của đối tượng nghiên cứu ………………………………….18
Bảng 2. Đặc điểm về trình độ học vấn và tình trạng hôn nhân của ĐTNC……………….18
Bảng 3. Đặc điểm về nghề nghiệp và thu nhập của ĐTNC…………………………………….19
Bảng 4. Đặc điểm về hỗ trợ từ gia đình và sống cùng gia đình của ĐTNC………………19
Bảng 5. Đặc điểm về thời gian phát hiện bệnh và bệnh kèm theo của ĐTNC…………..20
Bảng 6. Hiểu biết về bệnh thận của người bệnh thận mạn……………………………………..24
Bảng 7. Mối liên quan giữa tuổi và giới với hiểu biết của người BTM……………………24
Bảng 8. Mối liên quan trình độ và tình trạng hôn nhân với hiểu biết của người BTM25
Bảng 9. Mối liên quan giữa nghề nghiệp và thu nhập với hiểu biết của người BTM..25
Bảng 10. Mối liên quan giữa hỗ trợ từ gia đình và sống cùng gia đình với hiểu biết của
người BTM ……………………………………………………………………………………………………..26
Bảng 11. Mối liên quan giữa thời gian phát hiện ra bệnh và bệnh kèm theo với hiểu biết
của người BTM………………………………………………………………………………………………..26
Bảng 12. Mối liên quan phương pháp điều trị và hình thức điều trị với hiểu biết của
người BTM ……………………………………………………………………………………………………..27DANH MỤC SƠ ĐỒ
Biểu đồ 1. Đặc điểm về phương pháp điều trị của đối tượng nghiên cứu ……………………..21
Biểu đồ 2. Đặc điểm về vị trí điều trị của đối tượng nghiên cứu…………………………………21
Biểu đồ 3. Hiểu biết cơ bản về bệnh thận mạn………………………………………………………..22
Biểu đồ 4. Hiểu biết về chức năng của thận……………………………………………………………22
Biểu đồ 5. Hiểu biết về triệu chứng của thận ………………………………………………………….2

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment