KHẢO SÁT SỰ THAY ĐỔI NGƯỠNG ĐAU VÙNG MẶT KHI NHĨ CHÂM TRÊN NGƯỜI TÌNH NGUYỆN KHỎE MẠNH
KHẢO SÁT SỰ THAY ĐỔI NGƯỠNG ĐAU VÙNG MẶT KHI NHĨ CHÂM TRÊN NGƯỜI TÌNH NGUYỆN KHỎE MẠNH
Bùi Phạm Minh Mẫn1, Lê Ngọc Châu1, Trịnh Thị Diệu Thường1
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu thử nghiệm này được thực hiện để khảo sát sự thay đổi về ngưỡng đau vùng mặt ở những người tình nguyện khỏe mạnh trước và sau khi áp dụng phương pháp nhĩ châm trên tai bên trái. Tổng số 33 tình nguyện viên khỏe mạnh có chỉ số huyết động trong giới hạn bình thường được tiến hành nhĩ châm tại huyệt Thần môn (TF4), Giao cảm (AT4), Hàm (LO3) và Răng (LO1) bên tai trái. Sau 7 ngày, những người tham gia được giả nhĩ châm tại các huyệt tương tự. Ngưỡng đau ở cả nửa mặt bên trái và nửa mặt bên phải sau khi nhĩ châm tăng có ý nghĩa thống kê so với ngưỡng đau trước khi châm (p <0,05), không phát hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở giai đoạn dùng giả châm. Những phát hiện này cho thấy rằng nhĩ châm có thể được sử dụng như một phương pháp bổ trợ không dùng thuốc để giảm đau vùng mặt.
Liệu pháp Nhĩ châm, còn được gọi là châm cứu trên loa tai, vừa là một phương pháp chẩn đoán vừa là một phương pháp điều trị được sử dụng để giảm đau và giảm bớt các cơn nghiện. Các nguyên tắc của liệu pháp nhĩ châm dựa trên liệu pháp nhĩ châm của Y học Cổ truyền Trung Quốc cũng như các liệu pháp phản xạ thần kinh được phát hiện ở y học hiện đại của Châu Âu(8). Tiền đề thiết yếu trong liệu pháp nhĩ châm là có một phản xạ thần kinh và sự tương ứng cảm giác giữa các khu vực cụ thể của loa tai, hoặc màng nhĩ, và các bộ phận khác của cơ thể được sắp xếp theo mô hình bào thai ngược(5). Việc phát hiện các điểm phản xạ trên loa tai có chọn lọc có thể được xác định bằng cách theo dõi mức độ nhạy cảm với áp lực tác dụng, bằng cách đo điện trở của da vùng loa tai hoặc bằng cách quan sát các sự thay đổi vật lý các vùng da loa tai như sự thay đổi màu da hoặc những vùng lồi lõm trên da loa tai (8).Liệu pháp nhĩ châm được sử dụng hiệu quả để giảm đau mạn tính và giảm lo âu trong vòng vài phút điều trị và có thể làm giảm các triệu chứng khó chịu của việccai nghiện opioid hoặc giảm cảm giác thèm thuốc opioid(7). Tác dụng và cơ chế sinh học của nhĩ châm trên cơ thể con người ngày càng được quan sát thấy rõ hơn trong các nghiên cứu lâm sàng và thực nghiệm, đặc biệt là tác dụng giảm đau (8). Cơ chế của tác dụng giảm đau dựa trên con đường dẫn truyền thần kinh đi xuống được kích hoạt khi nhĩ châm, opioid nội sinh (beta endorphin) được giải phóng, có tác dụng ức chế cảm giác đau(8). Hơn nữa, theo lý thuyết kiểm soát cổng (cơ chế phân đoạn cột sống), nhĩ châm hỗtrợ trong việc kích hoạt các kích thích giảm đau bởi các sợi hướng tâm được myelin hóa (Aβ), trái ngược với các kích thích có tổn thương từ myelin kém (Aδ) hoặc không có myelin (C) sợi(8). Dây thần kinh sinh ba tham gia vào việc kiểm soát cảm giác của da mặt và có sự phân nhánh đến da loa tai, cũng như dẫn truyền hướng tâm đến não các kích thích cơ học tác động lên nó(6).Bằng chứng từ các nghiên cứu cho thấy nhĩ châm làm giảm cảm giác đau vùng hàm mặt hiệu quả, trong đó có nhóm huyệt Nhĩ Thần môn, Dưới vỏ, Răng, Hàm(3,4,6). Nghiên cứu này chúng tôi chọn tiến hành khảo sát nhóm huyệt nêu trên trên loa tai bên trái.Mục tiêu nghiên cứuKhảo sát sự thay đổi ngưỡng cảm giác đau vùng mặt khi nhĩ châm nhóm huyệt Nhĩ Thần môn, huyệt Dưới vỏ, huyệt Răng, huyệt Hàmbên tai trái
Nguồn: https://luanvanyhoc.com