KHẢO SÁT SỰ THAY ĐỔI NỒNG ĐỘ NT-PROBNP Ở BỆNH NHÂN SUY TIM BÉO PHÌ

KHẢO SÁT SỰ THAY ĐỔI NỒNG ĐỘ NT-PROBNP Ở BỆNH NHÂN SUY TIM BÉO PHÌ

KHẢO SÁT SỰ THAY ĐỔI NỒNG ĐỘ NT-PROBNP Ở BỆNH NHÂN SUY TIM BÉO PHÌ
Ánh Dương Đỗ 1, Thị Giang Trương 1, Thị Hồng Diệp Đường 1, Mạnh Tuấn Hà 1,
Đặt vấn đề: NT-proBNP là xét nghiệm dùng để chẩn đoán và đánh giá mức độ suy tim. Tình trạng thừa cân, béo phì ở bệnh nhân suy tim có thể làm thay đổi nồng độ NT-proBNP dẫn đến việc chẩn đoán và điều trị suy tim bị ảnh hưởng. Cần có nghiên cứu về ảnh hưởng của thừa cân béo, phì lên nồng độ NT-proBNP ở bệnh nhân suy tim. Mục tiêu: Mô tả sự thay đổi nồng độ NT-proBNP giữa 2 nhóm bệnh nhân suy tim thừa cân, béo phì và không béo phì. Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu, cắt ngang có phân tích thực hiện trên bệnh nhân suy tim nhập viện vào khoa tim mạch tại bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh từ 9/2018 đến 5/2022. Kết quả: 276 bệnh nhân được nhận vào nghiên cứu gồm 129 nam và 147 nữ. Nồng độ NT-proBNP ở nhóm bệnh nhân suy tim thừa cân béo phì và suy tim không béo phì lần lượt là 4933 (2112-11720) (pg/ml) và 3177 (1409-5927) (pg/ml) (p<0,001). Nồng độ NTproBNP theo giới trên nhóm thừa cân, béo phì ở nam là 2547 (1276-4574)(pg/ml) thấp hơn hơn nhóm không béo phì ở nam là 3427 (1796-9892) (pg/ml) (p=0,029). Nồng độ NT-proBNP theo giới nữ nhóm thừa cân, béo phì là 4039 (1414-8192) (pg/ml) và nữ nhóm không béo phì là 4498 (2672-16191)(pg/ml) (p<0.028). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê còn được thấy ở nồng độ NT-proBNP trong nội bộ nhóm thừa cân, béo phì giữa giới nam và nữ với (p=0,024). Nồng độ NT-proBNP theo tuổi trên nhóm thừa cân, béo phì ở độ tuổi từ 50 – 75 là 3151 (1575-6812) (pg/ml) và ≥ 75 là 3156 (1074-4975) (pg/ml) thấp hơn nhóm không béo phì ở độ tuổi từ 50 – 75 là 4988 (2066-10383) và ≥ 75  là 4343 (2435-16488) sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Kết luận: Nồng độ NT-proBNP huyết tương ở bệnh nhân suy tim thừa cân béo phì thấp hơn ở bệnh nhân suy tim không béo phì theo giới và nhóm tuổi. Điều này có ý nghĩa trong việc điều chỉnh chẩn đoán và đánh giá mức độ suy tim của bệnh nhân cho phù hợp với tình trạng thừa cân béo phì của bệnh nhân.

Béo  phì  là  nguyên  nhân  hàng  đầu  gây  ra bệnh  tật  và  tửvong  trên  toàn  thếgiới.  Năm 2016,  theo  sốliệu  từTổchức  Y  tếThếgiới (WHO), hơn 1,9 tỷngười trưởng thành từ18 tuổi trởlên  bịthừa  cân,  trong  sốnày  có  hơn  650 triệu người  béo  phì.  Tại  Việt  Nam,  tỷ lệ người trưởng thành bịthừa cân, béo phì chiếm khoảng 25% dân số, thểhiện một mối quan tâm đáng kểvà ngày càng tăng vềsức  khỏe  cộng đồng.  Béo phì  là  một  yếu  tốnguy cơ của tăng huyết  áp, tăng lipid máu, đái tháo đường và phì đại  thất trái.  Những  tình  trạng này liên quan đến  sựgia tăng tỷlệsuy tim, và dẫn đến tửvong hơn một nửa  sốbệnh  nhân  trong  vòng  5  năm  sau  khi được  chẩn đoán [2].  NT-proBNP  (N-terminal  pro B-type  natriuretic  peptide)  là  dấu ấn  sinh  học đang được dùng phổbiến đểdựbáo nguy cơ suy tim cho bệnh nhân thuộc  nhiều nhóm đối tượng khác  nhau.  Tuy  nhiên,  việc  sửdụng  xét  nghiệm này trong đánh giá suy tim có thểbịảnh hưởng ởnhững  bệnh  nhân  béo  phì  có  suy  tim  vì  nồng độNT-proBNPcó xu hướng  thấp hơn ởnhững bệnh  nhân  này [5].  Tại  Việt  Nam  hiện  tại  có  ít nghiên  cứu  khảo  sát  về ảnh hưởng  của  béo  phì lên  nồng độNT-proBNP  máu ởbệnh  nhân  suy tim. Nghiên cứu này được tiến hành với mục tiêu là khảo sát sựthay đổi NT-proBNP ởbệnh nhân suy tim béo phì và không béo phì đểtừđó phân tích về ảnh hưởng của béo phì lên giá trị của NT-proBNP trong chẩn đoán suy tim

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment