KHẢO SÁT TÂM LÝ NGƯỜI BỆNH TRƯỚC PHẪU THUẬT CÓ KẾ HOẠCH TẠI KHOA GÂY MÊ HỒI SỨC – BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NINH BÌNH NĂM 2021
KHẢO SÁT TÂM LÝ NGƯỜI BỆNH TRƯỚC PHẪU THUẬT CÓ KẾ HOẠCH TẠI KHOA GÂY MÊ HỒI SỨC – BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NINH BÌNH NĂM 2021
Phạm Thị Hoàng Yến1, Nguyễn Thị Minh Hà1
1 Đại học Điều dưỡng Nam Định
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát tâm lý người bệnh trước phẫu thuật có kế hoạch và một số yếu tố liên quan tại khoa phẫu thuật Gây mê hồi sức – Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 350 người bệnh tại phòng chờ phẫu thuật tại khoa Gây mê hồi sức – Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình. Kết quả nghiên cứu: Người bệnh phẫu thuật là nam chiếm 56%. Tuổi từ 51-70 chiếm 39,7%. Người bệnh không có tiền sử ngoại khoa( chưa từng phẫu thuật) chiếm 78,9%. Người bệnh sợ đau chiếm 87,1%, người bệnh lo sợ sẽ lâu hồi phục chiếm 82,5%. Có mối liên quan chặt chẽ và có ý nghĩa thống kê(p <0,005) giữa nhóm tuổi, nghề nghiệp với tâm lý của người bệnh trước phẫu thuật. Kết luận: Vấn đề lo sợ của người bệnh vẫn còn ở nhiều khía cạnh nên công tác nhận định, tư vấn, hỗ trợ tâm lý lo âu trước phẫu thuật là rất cần thiết.
Phẫu thuật là một phương pháp điều trị tích cực, song phẫu thuật sẽ gây ra sang chấn có ảnh hưởng nhất định tới cơ thể người bệnh [4]. Để người bệnh thấy thoải mái, chấp nhận được cuộc phẫu thuật. Nhân viên y tế cần thiết phải chuẩn bị chu đáo cả về mặt thể chất và tinh thần cho người bệnh. Theo báo cáo của tổ chức y tế thế giới (WHO), hàng năm ước tính có khoảng 230 triệu ca phẫu thuật trên khắp thế giới. Biến chứng xảy ra gây nguy hiểm đến tính mạng cho 7 triệu trường hợp, trong đó gần 1 triệu trường hợp tử vong liên quan đến an toàn phẫu thuật. Ở các nước phát triển, tỉ lệ biến chứng xảy ra ở 3-22% các phẫu thuật thủ thuật, và tỉ lệ tử vong 0,4-0,8% [2]. Theo những báo cáo gần đây cho thấy tỷ lệ sự cố liên quan đến phẫu thuật chủ yếu xảy ra ở các nước kém và đang phát triển chiếm khoảng 18%. Các bệnh lý cần can thiệp phẫu thuật ngày càng tăng do: bệnh lý tim mạch tăng, tăng tai nạn thương tích, chấn thương, bệnh lý ung thư, tăng tuổi thọ… Và nguy cơ xảy ra sự cố hoặc sai sót y khoa liên quan hầu hết đến phẫu thuật [3]. Chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật là một công tác quan trọng vì ảnh hưởng trực tiếp quá trình cũng như kết quả phẫu thuật. Chuẩn bị người bệnh tốt sẽ làm giảm các tai biến trong và sau phẫu thuật, giúp người bệnh có tâm lý tốt, yên tâm tin tưởng hơn khi phẫu thuật, giảm các thắc mắc khiếu kiện liên quan đến thiếu hiểu biết của người bệnh về tình trạng bệnh của họ. Đánh giá trước phẫu thuật của điều dưỡng có thể giúp xác định và quản lý những nguy cơ của người bệnh không chỉ trong phẫu thuật mà còn ở toàn bộ quá trình chăm sóc cho phẫu thuật [5]. Chuẩn bị trước phẫu thuật là một tác nhân gây stress đặc biệt mạnh và những tác động bất lợi của stress đối với những người trải qua bất kỳ cuộc phẫu thuật nào là điều không thể chối cãi. Khi không được kiểm soát, stress trước phẫu thuật tác động xấu đến thể chất và tâm lý của con người, thậm chí có thể tiến triển thành các trạng thái bệnh lý nghiêm trọng
Chi tiết bài viết
Từ khóa
tâm lý, người bệnh, phẫu thuật có kế hoạch
Tài liệu tham khảo
1. Bệnh viện Đa khoa Ba Tri (2013), “Nghiên cứu về khảo sát tâm lý người bệnh trước phẫu thuật tại khoa Ngoại tổng hợp”.
2. Nguyễn Thị Ngọc Dung. “Thực trạng Điều dưỡng chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật theo kế hoạch và các yếu tố ảnh hưởng tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang năm 2018”. Luận văn Thạc sĩ QLBV, Đại học Y tế công cộng.
3. Trần Thị Thảo, Phạm Văn Hiển, Phạm Hồng Thành, Vương Thị Mai Phương. “Thực trạng chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật có kế hoạch tại bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí tháng 6 đến tháng 7 năm 2016”. Tài Liệu Hội Nghị Khoa Học Điều Dưỡng Bệnh Viện Hữu Nghị Việt Đức Lần Thứ X.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com