KHẢO SÁT THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ Ở NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP TẠI XÃ NAM PHONG, THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH, NĂM 2019
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ Ở NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP TẠI XÃ NAM PHONG, THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH, NĂM 2019
Nguyễn Thị Huế1, Đinh Thị Phương Hoa1
1 Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu mô tả cắt ngang nhằm mục tiêu mô tả thực trạng chất lượng giấc ngủ (CLGN) ở người bệnh tăng huyết áp tại xã Nam Phong, thành phố Nam Định năm 2019. Nghiên cứu sử dụng bộ công cụ đánh giá chất lượng giấc ngủ Pittsburgh Sleep Quality Index (PSQI) đã được dịch sang tiếng việt và được kiểm định lại độ tin cậy trước khi thu thập số liệu chính thức. Phương pháp chọn mẫu toàn bộ và phỏng vấn trực tiếp được áp dụng để thu thập số liệu trong nghiên cứu. Kết quả thu được có 49,3% đối tượng cần từ 15-30 phút để đi vào giấc ngủ. Tỷ lệ đối tượng ngủ được 5-6 tiếng/đêm chiếm 31,8% và ít hơn 5 tiếng/đêm chiếm 37,2%. Có lần lượt 20,3% và 39,9% đối tượng có hiệu suất giấc ngủ tương đối kém và kém. Có 52% đối tượng phải sử dụng thuốc ngủ để có giấc ngủ tốt hơn. 53,4% đối tượng gặp khó khăn ở mức độ nhẹ trong các hoạt động hàng ngày do tình trạng thiếu ngủ; 53,4% tự đánh giá rằng mình có chất lượng giấc ngủ tương đối kém và 3,4% cho rằng chất lượng giấc ngủ của mình rất kém. Đánh giá chất lượng giấc ngủ theo thang PSQI cho kết quả có 95,9 đối tượng có chất lượng giấc ngủ kém và 4,1% có chất lượng giấc ngủ tốt. Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi kết luận rằng chất lượng giấc ngủ kém là hiện tượng phổ biến, thường gặp ở bệnh nhân có tăng huyết áp tại xã Nam Phong, thành phố Nam Định. Từ đó chúng tôi khuyến nghị cần có những chương trình can thiệp nhằm giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ của bệnh nhân tăng huyết áp tại xã Nam Phong, thành phố Nam Định.
Bênh tăng huyết áp (THA) là một trong những bệnh mạn tính phổ biến nhất trên thế giới và hiện đang góp phần đáng kể vào gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Nhiều nghiên cứu đi trước đã chỉ ra rằng những người mắc THA thì có CLGN kém hơn so với nhóm đối tượng không mắc THA[5],[4].Những triệu chứng của THA như đau đầu, đau ngực, chóng mặt, khó thở và chảy máu mũi thường dẫn tới CLGN kém ở người bệnh THA[7].Hậu quả của việc suy giảm CLGN ở bệnh nhân THA là dẫn tới tăng nguy cơ các bệnh như béo phì, bệnh động mạch vành, rối loạn nhịp thở khi ngủ, hội chứng ngừng thở khi ngủ[8],[4]. Tỷ lệ bệnh nhân THA có CLGN kém khác nhau ở mỗi nghiên cứu, dao động từ 14,9-85,7 trên toàn cầu [4]. Tại Việt Nam, kết quả của Vũ Thị Minh Phượng cho thấy tỷ lệ mắc rối loạn giấc ngủ ở người bệnh THA là 87,2%[1]. Tác giả Lê Việt Thắng nghiên cứu ảnh hưởng của THA lên tình trạng rối loạn giấc ngủ người bệnh suy thận mạn tính lọc máu chu kỳ, cho kết quả tỷ lệ người bệnh có CLGN kém là 95,5%[2]. Từ các kết quả nghiên cứu nêu trên, ta thấy rằng tình trạng rối loạn giấc ngủ ở người bệnh THA là khá phổ biến. Các nghiên cũng chứng minh yếu tố kinh tế-xã hội và yếu tố văn hoá là những yếu tố có ảnh hưởng đến CLGN. Vì thế cần có những nghiên cứu cụ thể về CLGN ở những quần thể khác nhau, để cung cấp những thông tin hữu ích cho các chương trìnhcan thiệp, giúp đỡ người bệnh THA nâng cao CLGN, từ đó cải thiện kết quả điều trị THA và giúp phòng những biến chứng nặng nề hơn của bệnh. Xã Nam Phong thành phố Nam Định là một trong những đơn vị tiêu biểu trong việc triển khai phòng ngừa và quản lý bệnh không lây nhiễm. Trạm y tế xã Nam Phong đã và đang triển khai nhiều chương trình hỗ trợ bệnh nhân THA, trong đó cải thiện CLGN là một trong những mục tiêu được chú trọng. Tuy nhiên, cho đến nay chưa từng có nghiên cứu hay khảo sát nào về CLGN được tiến hành tại xã Nam Phong. Nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của chương trình hỗ trợ bệnh nhân THA tại đây, bài báo của chúng tôi nhằm mục tiêu đánh giá chất lượng giấc ngủ của người bệnh được được chẩn đoán mắc THA tại địa bàn nghiên cứu.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
chất lượng giấc ngủ, tăng huyết áp, xã Nam Phong, Nam Định
Tài liệu tham khảo
1. Vũ Thị Minh Phượng (2016), Chất lượng giấc ngủ và một số yếu tố liên quan của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định năm 2016, Luận văn Thạc sỹ điều dưỡng, Trường Đại học điều dưỡng Nam Định.
2. Lê Việt Thắng (2012), Ảnh hưởng của tăng huyết áp lên tình trạng rối loạn giấc ngủ bệnh nhân suy thận mạn tính lọc máu chu kỳ. Tạp chí Y học thực hành, 813 (3/2012).
https://thuvieny.com/khao-sat-thuc-trang-chat-luong-giac-ngu-o-nguoi-benh-tang-huyet-ap/