Khảo sát thực trạng nhân lực và nhu cầu đào tạo liên tục của điều đưỡng viên tại huyện Thanh Oai, Hà Nội năm 2018
Luận văn thạc sĩ điều dưỡng Khảo sát thực trạng nhân lực và nhu cầu đào tạo liên tục của điều đưỡng viên tại huyện Thanh Oai, Hà Nội năm 2018.Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân là hoạt động nhân đạo, trực tiếp bảo đảm nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước.
Nghị quyết số 46 – NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới đã đề ra mục tiêu “Giảm tỷ lệ mắc bệnh, tật và tử vong, nâng cao sức khoẻ, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng giống nòi, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng nguồn nhân lực, hình thành hệ thống chăm sóc sức khỏe đồng bộ từ Trung ương đến cơ sở và thói quen giữ gìn sức khỏe của nhân dân, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [4].
Theo báo cáo tổng kết công tác điều dưỡng của Cục quản lý khám bệnh, chữa bệnh năm 2015 cho thấy tỷ lệ điều dưỡng, hộ sinh trên tổng số nguồn nhân lực y tế là 42,4%. Tỷ lệ điều dưỡng trên bác sĩ là 1,8, tức là thuộc trong những nước có tỷ lệ điều dưỡng trên bác sĩ thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á (Philippine là 5,1, ở Indonesia là 8,0 trong khi ở Thái Lan là 7,0). Từ đó có thể thấy rằng để hội nhập với các quốc gia cùng khu vực thì chúng ta cần cải thiện rất nhiều về nguồn nhân lực điều dưỡng. Bên cạnh đó, trong tổng số 120.875 điều dưỡng 92.106 điều dưỡng, hộ sinh ở trình độ trung học và sơ học cần phải chuẩn hóa. Có thể thấy nhu cầu đào tạo liên tục cho đối tượng này cũng đang là một vấn đề thực sự cấp thiết[10].
Xác định được nhu cầu đào tạo (NCĐT) của cán bộ y tế (CBYT) là rất cần thiết bởi không phải chỉ có nhu cầu của bản thân người CBYT mà còn là nhu cầu, trách nhiệm của các nhà quản lý đang sử dụng nguồn nhân lực y tế, xác định NCĐT nhằm phát hiện chính xác những vấn đề cần đào tạo, đối tượng cần đào tạo và hình thức đào tạo cho phù họp [15],[25]. Nghiên cứu của Nguyễn Việt Cường về “Đánh giá nhu cầu đào tạo liên tục cán bộ điều dưỡng (ĐD) tại 14 trạm y tế (TYT) phường quận Ba Đình Hà Nội, năm 2010” cho thấy sự cần thiết phải xác định nhu cầu ĐTLT của CBYT làm cơ sở cho việc thực hiện ĐTLT phù họp nhằm nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ này[12]. Ở Việt Nam, ĐD đã được xem là một nghề độc lập trong hệ thống y tế, cấp bậc, trình độ đã được quy định cụ thể theo Thông tư liên tịch số 26/2015/TTLT – BYT – BNV ngày 07 tháng 10 năm 2015[5]. Tuy nhiên trong thực tế tại các cơ sở y tế, người ĐD thường có đặc thù riêng về công việc mà họ được đảm nhận. Do chưa có phân cấp cụ thể phạm vi hành nghề của ĐD theo trình độ đào tạo dẫn đến dù có trình độ đào tạo khác nhau nhưng tại các cơ sở y tế vẫn còn tình trạng ĐD đại học (ĐDĐH), ĐD Cao đẳng (ĐDCĐ) thực hiện nhiệm vụ như điều dưỡng trung cấp (ĐDTC) [12],[19].
Theo nghiên cứu của Trần Quốc Kham, Đinh Danh Tuân và Phan Quốc Hội năm 2009 cho thấy nhân lực điều dưỡng của tỉnh Điện Biên chủ yếu là ĐDTC, chỉ có 28,6% ĐD tuyến y tế cơ sở trong 2 năm gần đây được đào tạo bồi dưỡng cập nhật kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ. Có tới 82,5% ĐDTC ở tuyến cơ sở của tỉnh Điện Biên có nhu cầu được đào tạo liên tục, trong đó cao nhất là nhu cầu về chủ đề điều dưỡng chung, ĐD ngoại khoa và ĐD hồi sức cấp cứu[15]. Nghiên cứu này một lần nữa cho thấy rằng ĐTLT cho ĐD đang là vấn đề rất cấp thiết, đặc biệt là tại tuyến y tế cơ sở.
Mặc dù Ban lãnh đạo Huyện Thanh Oai đã chú trọng đến công tác đào tạo liên tục cho cán bộ viên chức, tuy nhiên vẫn tồn tại một số hạn chế như: chưa sắp xếp được các đối tượng điều dưỡng với trình độ khác nhau thì cần đào tạo những nội dung và hình thức nào dẫn tới công tác đào tạo chưa đạt kết quả cao và gặp một số khó khăn. Mặt khác, chưa có một khảo sát thực tế hay nghiên cứu nào đánh giá về thực trạng nhân lực, năng lực trong thực hiện các chức năng nhiệm vụ và nhu cầu đào tạo liên tục của điều dưỡng tại huyện Thanh Oai. Chính vì vậy để tạo điều kiện cho lãnh đạo Huyện có cái nhìn khách quan về thực trạng nhân lực và nhu cầu đào tạo liên tục của điều dưỡng viên tại địa bàn Huyện từ đó có biện pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh của điều dưỡng viên chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Khảo sát thực trạng nhân lực và nhu cầu đào tạo liên tục của điều đưỡng viên tại huyện Thanh Oai, Hà Nội năm 2018”
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1) Mô tả thực trạng nhân lực điều dưỡng tại bệnh viện huyện, trung tâm y tế và các trạm y tế xã của huyện Thanh Oai, Hà Nội năm 2018.
Khảo sát nhu cầu đào tạo liên tục của điều dưỡng viên tại bệnh viện huyện, trung tâm y tế và các trạm y tế xã của huyện Thanh Oai, Hà Nội năm 2018.
Trang
MỤC LỤC
TÓM TẮT i
LỜI CẢM ƠN ii
LỜI CAM ĐOAN iii
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ vi
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Một số khái niệm 4
1.2. Điều dưỡng và thực trạng nhân lực điều dưỡng 6
1.3. Đào tạo và nhu cầu đào tạo liên tục của điều dưỡng viên 12
1.4. Khung lý thuyết của nghiên cứu 19
1.5. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu 22
Chương 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1. Đối tượng nghiên cứu 23
2.3. Thiết kế nghiên cứu 23
2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu 23
2.5. Phương pháp thu thập số liệu 24
2.6. Các biến số nghiên cứu 26
2.7. Các khái niệm, thang đo, tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá 27
2.8. Phương pháp phân tích số liệu 29
2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 31
2.10. Sai số và biện pháp khắc phục 31
Chương 3 : KẾT QUẢ 33
3.1 Thực trạng nhân lực điều dưỡng viên 33
3.2. Thực trạng về công tác đào tạo liên tục của cán bộ điều dưỡng 51
3.4. Mối liên quan đa biến giữa nhu cầu đào tạo liên tục và các yếu tố liên quan
58
Chương 4 : BÀN LUẬN 59
4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 59
4.2. Kiến thức điều dưỡng của đối tượng nghiên cứu 61
4.3. Nhiệm vụ thực hành của người điều dưỡng 62
4.4. Nhiệm vụ thực hiện quản lý của người điều dưỡng 65
4.5. Nhiệm vụ tư vấn, giáo dục sức khỏe của người điều dưỡng 66
4.6. Nhiệm vụ thực hiện các kỹ năng của điều dưỡng viên 66
4.7. Nhu cầu đào tạo liên tục cho điều dưỡng viên 67
4.8. Các yếu tố liên quan đến nhu cầu đào tạo của điều dưỡng viên 69
4.9. Những hạn chế của đề tài 72
KẾT LUẬN 73
KHUYẾN NGHỊ 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bản đồng thuận
Phụ lục 2: Phiếu điều tra
Phụ lục 3: Bảng hướng dẫn phỏng vấn sâu
Phụ lục 4: Danh sách đối tượng tham gia nghiên cứu
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3. 1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 33
Bảng 3. 2. Thông tin chung c ủa đối tượng nghiên cứu 34
Bảng 3. 3. Kiến thức điều dưỡng cơ bản của đối tượng nghiên cứu 37
Bảng 3. 4. Kiến thức kiểm soát nhiễm khuẩn và chăm sóc toàn diện của ĐD … 38
Bảng 3. 5. Nhiệm vụ thực hành điều dưỡng cơ bản của người điều dưỡng 40
Bảng 3. 6. Nhiệm vụ thực hành chăm sóc người bệnh của điều dưỡng viên 41
Bảng 3. 7. Nhiệm vụ chăm sóc ban đầu và dự phòng của điều dưỡng viên 42
Bảng 3. 8. Nhiệm vụ quản lý của người điều dưỡng 44
Bảng 3. 9. Nhiệm vụ tư vấn, giáo dục sức khỏe của người điều dưỡng 46
Bảng 3. 10. Kỹ năng giao tiếp của điều dưỡng viên 47
Bảng 3. 11. Kỹ năng làm việc nhóm và lập kế hoạch của điều dưỡng viên 49
Bảng 3. 12. Thực trạng về công tác đào tạo liên tục của cán bộ điều dưỡng 51
Bảng 3. 13. Yếu tố liên quan giữa nhu cầu đào tạo với tuổi và giới tính 54
Bảng 3. 14. Yếu tố liên quan giữa nhu cầu đào tạo với nơi công tác 54
Bảng 3. 15. Yếu tố liên quan giữa nhu cầu đào tạo với thâm niên công tác 55
Bảng 3. 16. Yếu tố liên quan giữa nhu cầu đào tạo với trình độ chuyên môn … 55
Bảng 3. 17. Yếu tố liên quan giữa nhu cầu đào tạo với thu nhập 56
Bảng 3. 18. Yếu tố liên quan giữa nhu cầu đào tạo với vị trí công tác và chức trách nhiệm vụ chính 57
Bảng 3. 19. Mối liên quan đa biến giữa nhu cầu ĐTLT và các yếu tố liên quan58
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3. 1. Thâm niên công tác của điều dưỡng viên 35
Biểu đồ 3. 2. Biểu đồ về bằng cấp chuyên môn của điều dưỡng viên 36
Biểu đồ 3. 3. Nhu cầu đào tạo liên tục của điều dưỡng 52
Nguồn: https://luanvanyhoc.com