KHẢO SÁT TỈ LỆ TRẦM CẢM VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN PHỤ NỮ MANG THAI Ở 3 THÁNG CUỐI THAI KỲ TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG

KHẢO SÁT TỈ LỆ TRẦM CẢM VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN PHỤ NỮ MANG THAI Ở 3 THÁNG CUỐI THAI KỲ TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG

KHẢO SÁT TỈ LỆ TRẦM CẢM VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN PHỤ NỮ MANG THAI Ở 3 THÁNG CUỐI THAI KỲ TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG
Trần Thị Trúc Phương1, Tô Mai Xuân Hồng2
1 Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
2 Trường đại học Y Dược TP.HCM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Phụ nữ mang thai bị trầm cảm thường có diễn tiến nặng hơn phụ nữ không mang thai vì sự xuất hiện trạng thái lo âu rõ rệt, thậm chí có cơn hoảng loạn, có thể xuất hiện ý định tự hủy hoại bản thân, tự tử. Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định tỉ lệ trầm cảm và các yếu tố liên quan trầm cảm ở phụ nữ mang thai 3 tháng cuối tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương bằng việc sử dụng thang đo trầm cảm EPDS. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang đánh giá nguy cơ trầm cảm khảo sát qua 310 phụ nữ mang thai từ ≥ 28 tuần đến khám thai tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương trong giai đoạn 20/01/2021 – 20/04/2021. Thang đo EPDS phiên bản tiếng Việt sử dụng sàng lọc nguy cơ trầm cảm ở tất cả phụ nữ mang thai 3 tháng cuối, với điểm cắt ≥ 13 điểm được xem là có nguy cơ trầm cảm trước sinh. Các thai phụ có nguy cơ cao được theo dõi bởi chuyên khoa tâm thần và bác sĩ sản khoa cho đến khi sinh và đánh giá các biến cố khi sinh. Kết quả: Tỷ lê thai phụ mang thai giai đoạn ≥28 tuần có nguy cơ trầm cảm trước sinh (EPDS ≥ 13) chiếm 28,7% [KTC95%: 23,2 – 33,5]. Các yếu tố nguy cơ liên quan đến sự xuất hiện trầm cảm trước sinh bao gồm: thai phụ thuộc nhóm tuổi >25 tuổi tăng nguy cơ TCTS gấp 3,9 lần (KTC 95%: 1,3 – 12,5, p=0,018), thai phụ không tôn giáo và có tình trạng kinh tế khó khăn (tăng TCTS lần lượt là 7,01 lần [KTC 95%: 1,1 – 8,1, p=0,036]  và 3,03 lần [KTC 95%: 1,1 – 8,1, p=0,026]. Trạng thái tinh thần không ổn định (thai phụ có lo lắng trong quá trình mang thai), các xung đột trong mối quan hệ (bất hoà với gia đình chồng và thiếu người tâm sự) làm tăng nguy cơ TCTS lần lượt  8,5 lần [KTC 95%: 3,9-18,3; p=0,000] 6,3 lần [KTC 95%: 1,6-25,3; p=0,009] và gấp 2,7 lần [KTC 95%: 1,2-6,1; p=0,019]. Thai phụ không nhận được tư vấn từ cán bộ Y tế tăng nguy cơ TCTS gấp 2,5 lần [KTC 95%:1,1-5,4; p=0,019]. Kết luận: Trầm cảm trước sinh cần được sàng lọc và điều trị kịp thời để hạn chế các kết cục thai kỳ xấu cho thai phụ và thai nhi. Sử dụng thang đo EPDS với điểm cắt ≥ 13 là một công cụ hữu hiệu trong tầm soát nguy cơ trầm cảm trước sinh.

Ngày nay cùng với sự phát triển kinh tế, nhận thức của người dân về cải thiện chất lượng cuộc sống từng bước được cải thiện. Chăm sóc sức khoẻ cho phụ nữ mang thai, chính vì thế cần đáp ứng theo mô hình chăm sóc sức khoẻ toàn diện cho thai phụ, nhằm đảm bảo một thể chất khoẻ mạnh và một tinh thần minh mẫn. Theo y văn, tỷ lệ trầm cảm ở nữ giới cao gấp gần hai lần so với nam giới do phụ nữ chịu nhiều áp lực gánh nặng hơn nam giới từ việc sinh con, chăm sóc con, chăm sóc gia đình, đảm bảo trách nhiệm tạinơi làm việc và xã hội(1). Các nghiên cứu gần đây cho thấy khi mang thai và sau khi sinh con, nguy cơ mắc trầm cảm ở phụ nữ tăng cao rõ rệt, và trầm cảm trong thai kỳ thường có liên quan đến tiền căn sinh non, sinh nhẹ cân. Trầm cảm ở phụ nữ mang thai có thể  có  hoặc  không  kèm  theo  các  triệu  chứng loạnthần như các hoang tưởng và ảo giác, nếu không được phát hiện và điều trị tích cực thì đứa con tương lai của họ có thể có nguy cơ bị bệnh lý tâm thần và ảnh hưởng đến sự phát triển về thần kinh khi trưởng thành. Phụ nữ mang thai bị trầm cảm thường có những biểu hiện trạng thái lo âu nặng nề hơn, thậm chí có cơn hoảng loạn. Nghiêm trọng hơn, họ có thể xuất hiện ý định tự hủy hoại bản thân, tự tử. Hành vi giết con mới sinh  có  thể  xảy  ra  trong  giai  đoạn  trầm  cảm nặng khi mang thai kết hợp có các triệu chứng loạn thần(2).Trên  thế  giới  đã  có  rất  nhiều  công  trình nghiên  cứu  về  trầm  cảm ở  phụ  nữ  mang  thai nhằm  tìm  kiếm  các  đặc  điểm  lâm  sàng  đặc trưng,  giúp  chẩn  đoán  sớm  và  tìm  ra  phương thức  điều  trị  hiệu  quả.  Tổ  chức  Y  tế  Thế  giới (WHO) xếp chứng rối loạn trầm cảm đơn cực vào hàng thứ 3 trong danh sách các nguyên nhân gây ra gánh nặng bệnh tật toàn cầu vào năm 2004  và  dự  tính  chứng  bệnh  này  sẽ  dẫn  đầu danh sách vào năm 2030(1).Ở  Việt  Nam,  nghiên  cứu  về  trầm  cảm  chu sinh được thực hiện khá nhiều tại Thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Huế, Hà Nội. Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới chỉ tập trung đánh giá  trầm cảm và các rối loạn loạn tâm thần, hành vi của các bà mẹ sau sinh. Phát hiện sớm trầm cảm trong thai kỳ sẽ giúp điều trị hiệu quả hơn và ngăn ngừa các biến chứng loạn thần tốt hơn. Với mong muốn nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ phụ nữ mang thai một cách toàn diện, đặc biệt là sức khoẻ tâm thần, bằng việc xác định tỷ lệ trầm cảm trong thai kỳ và đánh giá các yếu tố nguy cơ trong thai kỳ, chúng tôi thực hiện đề tài “Khảo sát tỉ lệ trầm cảm và các yếu tố liên quan trên phụ nữ mang thai ở 3 tháng cuối thai kỳ tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương”.Câu hỏi nghiên cứu  được  đặt  ra  là  tỷ  lệ  trầm  cảm  ở  phụ  nữ mang thai 3 tháng cuối tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương là bao nhiêu?Mục tiêu nghiên cứu1. Xác định tỉ lệ trầm cảm trên phụ nữ mang thai ở 3 tháng cuối tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương.2. Xác định các  yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm ở phụ nữ mang thai 3 tháng cuối tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment