KHẢO SÁT TỈ LỆ TRẺ TỪ 18 THÁNG ĐẾN 36 THÁNG CÓ NGUY CƠ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ BẰNG THANG ĐIỂM M-CHAT-R/F TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON TỈNH CÀ MAU NĂM 2022

KHẢO SÁT TỈ LỆ TRẺ TỪ 18 THÁNG ĐẾN 36 THÁNG CÓ NGUY CƠ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ BẰNG THANG ĐIỂM M-CHAT-R/F TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON TỈNH CÀ MAU NĂM 2022

KHẢO SÁT TỈ LỆ TRẺ TỪ 18 THÁNG ĐẾN 36 THÁNG CÓ NGUY CƠ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ BẰNG THANG ĐIỂM M-CHAT-R/F TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON TỈNH CÀ MAU NĂM 2022
Võ Văn Thi1,, Trần Diệp Tuấn2, Nguyễn Minh Phương1
Đặt vấn đề: Rối loạn phổ tự kỷ là một rối loạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cá nhân gia đình, cả xã hội và hao tốn nguồn tài nguyên lớn từ cộng đồng. Việc quan tâm sàng lọc nhằm phát hiện sớm và kịp thời can thiệp các trường hợp có nguy cơ rối loạn phổ tự kỷ là một việc làm cần thiết đối với cá nhân trẻ và cộng đồng. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát tỉ lệ trẻ 18-36 tháng có nguy cơ rối loạn phổ tự kỷ bằng thang điểm M-CHAT-R/F tại các trường mầm non ở tỉnh Cà Mau năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 3639 trẻ 18-36 tháng tại các trường mầm non ở tỉnh Cà Mau từ tháng 01 năm 2022 đến tháng 06 năm 2022. Kết quả: Tỉ lệ trẻ 18-36 tháng ở các trường mầm non tại tỉnh Cà Mau có M-CHAT-R dương tính (≥3 điểm) là 235/3639 trẻ (nguy cơ trung bình 5,1% và nguy cơ cao 1,4%), trong đó 203 trẻ (86,4%) có M-CHAT-R/F dương tính (≥2 điểm). Như vậy, 203/3639 (5,6%) trẻ 18-36 tháng có nguy cơ rối loạn phổ tự kỷ dựa vào thang điểm M-CHAT-R/F. Các câu hỏi trong thang điểm M-CHAT-R/F có tỉ lệ dương tính cao là câu 8 (55,2% trẻ không thích chơi với trẻ khác) và câu 9 (52,7% trẻ không thích khoe đồ chơi với người khác). Kết luận và kiến nghị: Tỉ lệ trẻ 18-36 tháng có nguy cơ rối loạn phổ tự kỷ dựa trên thang điểm M-CHAT-R/F là 5,6%. Cần đẩy mạnh hơn việc sàng lọc để phát hiện sớm và can thiệp kịp thời các trường hợp có nguy cơ rối loạn phổ tự kỷ nhằm nâng cao sự khỏe mạnh thể chất và tinh thần cho trẻ. 

Rối loạn phổ tự kỷ là rối loạn phát triển phức tạp của não bộ, thuật ngữ “phổ” chỉ sự đa dạng về triệu chứng và mức độ của rối loạn, là một rối loạn do đa nhân tố, có sự kết hợp phức tạp giữa gen và môi trường [12]. Rối loạn phổ tự kỷ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cá nhân, gia đình của người mắc và đồng thời cần một nguồn tài nguyên  lớn từ cộng đồng. Chi phí trực tiếp và gián tiếp của chăm sóc trẻ em và người lớn có rối loạn phổ tự  kỷ là  vô  cùng lớn, tại Hoa Kỳ trong 2015 chi phí này ước tính là 268 tỉ đô la, nhiều hơn so với chi phí điều trị đột quỵ và tăng huyết áp cộng lại [6], [9]. Theo các nhà khoa học 3 năm đầu đời chính là  giai  đoạn  quan  trọng  nhất  để  cha  mẹ  tập trung đầu tư cho khả năng học hỏi của trẻ [4]. Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến nghị sàng lọc rối loạn phổ tự kỷ bằng các công cụ tầm soát cho tất cả trẻ kết hợp đánh giá phát triển thâm thần lúc 18 và 24 tháng trong các lần thăm khám định kỳ cho trẻ vì rối loạn phổ tự kỷ có thể được phát hiện sớm bằng các công cụ ở giai đoạn trẻ biết đi và can thiệp sớm có thể ảnh hưởng đến kết quả can thiệp [10].  M-CHAT-R/F được xem như công cụ đầy triển vọng, hứa hẹn vì ít tốn kém, dễ thực hiện trong cộng đồng, cha mẹ trẻ tự trả lời mà không cần phải hiểu rõ về tự kỷ, dùng để tầm soát rối loạn phổ tự kỷ với độ nhạy 87-97% và độ đặc hiệu 95-99%, giá trị tiên đoán dương 40-80% tùy nghiên cứu. Vì những lý do nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Khảo sát tỉ lệ trẻ từ 18-36 tháng có nguy cơ rối loạn phổ tự kỷ bằng thang điểm M-CHAT-R/F tại các trường mầm non ở tỉnh Cà Mau năm 2022” với mục tiêu:-Xác định tỉ lệ trẻ 18-36 tháng có nguy cơ rối loạn phổ tự kỷ bằng thang điểm M-CHAT-R/F tại các trường mầm non ở tỉnh Cà Mau năm 2022.-Xác định điểm cắt phát hiện nguy cơ rối loạn phổ tự kỷ dựa trên thang điểm M-CHAT-R.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment