Khảo sát tình hình báo cáo phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2011-2012

Khảo sát tình hình báo cáo phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2011-2012

Khảo sát tình hình báo cáo phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2011-2012.Việc sử dụng thuốc nói chung và sử dụng thuốc trong bệnh viện nói riêng bên cạnh những lợi ích, hiệu quả cũng luôn thường trực nguy cơ về phản ứng có hại của thuốc-ADR. Việc giám sát ADR trong bệnh viện không chỉ giúp các cán bộ y tế kịp thời xử trí từng tình huống cụ thể cho bệnh nhân, mà thông tin về ADR đó khi được gửi về trung tâm DI&ADR Quốc gia còn có thể đóng góp vào dữ liệu của hệ thống Cảnh giác dược quốc gia để từ đó có những phản hồi tích cực, đảm bảo việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.

Tại Việt Nam, một số biện pháp đã được áp dụng nhằm giám sát ADR trong bệnh viện, trong đó hình thức báo cáo ADR tự nguyện là hình thức phổ biến nhất nhờ tính đơn giản và dễ thực hiện. Việc thu thập ADR cũng đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Y tế ban hành. Nhờ những nỗ lực của trung tâm DI&ADR Quốc gia cũng như sự hợp tác của các bệnh viện trên cả nước, từ năm 2010 đến nay, trung tâm đã nhận được 7050 báo cáo ADR [12], [22], [23]. Trong 3 quý đầu năm 2012, báo cáo ADR đã được gửi về từ 288 cơ sở điều trị trên cả nước [21].
Vấn đề nổi cộm nhất trong công tác báo cáo ADR là hiện tượng báo cáo thiếu và báo cáo kém chất lượng [58]. Trong hệ thống báo cáo ADR tự nguyện tại Anh có đến 98% biến cố lâm sàng có liên quan đến dùng thuốc là không được báo cáo. Một nghiên cứu tại các bệnh viện trọng điểm của Việt Nam (2011-2012) cho thấy có đến 65,5% báo cáo ADR thiếu thông tin [3]. Do vậy, việc thúc đẩy báo cáo ADR cả về số lượng cũng như chất lượng là một nhiệm vụ trọng tâm trong công tác Cảnh giác dược, đòi hỏi những biện pháp thích hợp để đảm bảo hiệu quả.
Bệnh viện Bạch Mai là một bệnh viện đa khoa tuyến cuối có quy mô 1400 giường bệnh với khoảng 60 000 bệnh nhân nội trú mỗi năm [90]. Số lượng báo cáo ADR được ghi nhận trong giai đoạn giai đoạn 1998-2000 là 122 báo cáo, và giai đoạn 2006-2008 là 813 báo cáo [11], [17], [18]. Năm 2012, Bệnh viện Bạch Mai đã thay đổi hình thức báo cáo ADR từ phương thức sử dụng sổ ghi chép ADR tại các khoa, phòng điều trị sang phương thức mới với biểu mẫu chi tiết sử dụng mẫu báo cáo theo Thông tư số 23/2011/TT-BYT “Hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh”. Nhằm đánh giá tác động của việc thay đổi phương thức báo cáo ADR này đến hiệu quả báo cáo ADR, chúng tôi tiến hành đề tài “Khảo sát tình hình báo cáo phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2011-2012” với mục tiêu:
So sánh báo cáo ADR của bệnh viện Bạch Mai giữa hai năm 2011 và 2012 về số lượng báo cáo, thời gian trì hoãn báo cáo, cơ cấu báo cáo và chất lượng báo cáo khi thay đổi quy trình báo cáo ADR.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3
1.1. CÁC BIẾN CỐ CÓ HẠI LIÊN QUAN ĐẾN SỬ DỤNG THUỐC TRONG
BỆNH VIỆN 3
1.1.1. Phản ứng có hại của thuốc 3
1.1.2. Sai sót trong sử dụng thuốc 4
1.1.3. Vấn đề chất lượng thuốc 5
1.2. GIÁM SÁT ADR TRONG BỆNH VIỆN 7
1.2.1. Các đối tác tham gia giám sát ADR trong bệnh viện 7
1.2.2. Các bước giám sát ADR trong bệnh viện 8
1.3. BÁO CÁO ADR TRONG BỆNH VIỆN 12
1.3.1. Tầm quan trọng của việc báo cáo ADR trong bệnh viện 12
1.3.2. Những trường hợp cần báo cáo ADR 12
1.3.3. Sự tham gia của cán bộ y tế trong báo cáo ADR tại bệnh viện 13
1.3.4. Những tồn tại của công tác báo cáo ADR trong bệnh viện 13
1.4. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY BÁO CÁO ADR TRONG BỆNH
VIỆN 15
1.4.1. Một số biện pháp thúc đẩy báo cáo ADR trong bệnh viện 15
1.4.2. Tình hình báo cáo ADR ở bệnh viện Bạch Mai 18
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 19
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
2.3. CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU 19
2.3.1. Quy trình báo cáo ADR 19
2.3.2. Thông tin về số lượng báo cáo ADR 20
2.3.3. Thời gian trì hoãn gửi báo cáo ADR 20
2.3.4. Cơ cấu báo cáo ADR 20
2.3.5. Chất lượng báo cáo ADR 21
2.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU 22
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ 24
3.1. QUY TRÌNH BÁO CÁO ADR CỦA BỆNH VIỆN BẠCH MAI NĂM
2011 VÀ 2012 24
3.2. THÔNG TIN VỀ SỐ LƯỢNG BÁO CÁO ADR 25
3.2.1. Số lượng báo cáo ADR 25
3.2.2. Tỷ lệ báo cáo được gửi lên Trung tâm DI&ADR Quốc gia 26
3.3. THỜI GIAN TRÌ HOÃN GỬI BÁO CÁO ADR 27
3.4. CƠ CẤU BÁO CÁO ADR 28
3.4.1. Thông tin về báo cáo 28
3.4.2. Thông tin về thuốc nghi ngờ gây ADR 30
3.4.3. Thông tin về ADR 33
3.5. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO ADR TẠI BỆNH VIỆN BẠCH
MAI GIAI ĐOẠN 2011 – 2012 41
3.5.1. Kết quả đánh giá chất lượng báo cáo ADR tại bệnh viện Bach Mai giai
đoạn 2011 – 2012 41
3.5.2. Điểm chất lượng báo cáo trung bình của các khoa phòng 43
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 45
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 50

Leave a Comment