Khảo sát tình hình đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh mụn trứng cá Propionibacterium acnes tại thành phố Cần Thơ
Khóa luận tốt nghiệp đại học Khảo sát tình hình đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh mụn trứng cá Propionibacterium acnes tại thành phố Cần Thơ. Bệnh mụn trứng cá còn gọi là bệnh viêm nang lông tuyến bã. Đây là một căn bệnh ngoài da khá phổ biến ở cả hai giới nam và nữ. Bệnh xuất hiện trên da mặt, da vùng cằm, da vùng ngực và da vùng lưng. Bệnh mụn trứng cá phổ biến ở các bạn trẻ lứa tuổi thanh thiếu niên và kéo dài trong nhiều năm. Nữ sinh phát triển trứng cá sớm hơn nam sinh từ 2–3 năm, nhưng nam sinh lại có triệu chứng bệnh kéo dài hơn. Ngày nay, bệnh mụn trứng cá ngày càng tăng ở các bệnh nhân nhiều tuổi hơn. Phụ nữ trong độ tuổi 30, có trứng cá nhẹ nhưng gây phiền toái, tồn tại kéo dài hơn 10 năm. Theo Phạm Thu Hiền và ctv (2012) có tới 80 % thanh thiếu niên Việt Nam bị mụn trứng cá.
Tỷ lệ mắc bệnh mụn trứng cá thường khá cao. Biểu hiện lâm sàng có thể nhẹ, có một số nhân trứng cá như mụn đầu đen, mụn đầu trắng, đến mức độ nặng trứng cá cục, viêm tấy, nang bọc, tạo sẹo lồi, sẹo lõm to. Một số những nguyên nhân gây bệnh mụn trứng cá: thể địa da dầu, tăng tiết chất bã, dày sừng cổ nang lông, nồng độ dihydrotestosteron tăng cao ở mô, yếu tố nội tiết, nhiễm khuẩn, yếu tố xúc động thần kinh, thực phẩm, mỹ phẩm, nghề nghiệp và một số loại thuốc. Vi khuẩn
Probionibacterium acnes cũng có thể kể đến là một trong các nguyên nhân gây bệnh mụn trứng cá (Lê Đình Sáng, 2010). Mặc dù bệnh mụn trứng cá không phải là bệnh nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó thường tái phát liên tục và để lại các vết sẹo, vết thâm trên da người bệnh trong thời gian dài làm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, tâm lý người bệnh, gây cho người bệnh cảm giác bối rối, mất tự tin khi tiếp xúc với người khác làm giảm hiệu quả công việc, học tập giảm sút. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Nhung và Lê Ngọc Diệp (2014) bệnh mụn trứng cá ảnh hưởng ở mức độ nhiều đến chất lượng cuộc sống nguời bệnh.
Vi khuẩn Probionibacterium acnes được xem là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh mụn trứng cá và kháng sinh được chỉ định điều trị bệnh mụn trứng cá đã có cách đây nhiều năm. Kháng sinh được sử dụng thời gian dài trong phác đồ điều trị bệnh mụn trứng cá và dẫn đến tình trạng kháng thuốc ở bệnh nhân. Sự thất bại trong điều trị có liên quan đến sự chọn lọc và phát triển của các Propionibacterium kháng thuốc. Tình trạng kháng thuốc kháng sinh là vấn đề được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm và cảnh báo nhiều năm qua. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hùng và Nguyễn Tất Thắng tại bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh trên gần 100 bệnh nhân mụn trứng cá cho kết quả có hơn 48 % người bị bệnh do vi khuẩn
Probionibacterium acnes gây ra. Sự đề kháng với kháng sinh đã gia tăng do đơn thuốc sử dụng kết hợp kháng sinh đường uống và đường thoa, nhiều loại kháng sinh được sử dụng rộng rãi trong các bệnh nhiễm trùng da, niệu, hô hấp và các bệnh nhiễm trùng khác nên gây đề kháng chéo.2
Ngoài ra, sự kháng thuốc còn do cách quản lý kháng sinh không chặt chẽ, có đến 78 % các loại kháng sinh được mua ở nhà thuốc không cần đơn thuốc. Người bệnh bị kháng thuốc còn do lây nhiễm khi tiếp xúc với người bị bệnh mụn trứng cá mang chủng vi khuẩn kháng thuốc (http://www.baomoi.com). Theo kết quả điều tra xã hội tại nhiều quốc gia trên thế giới, rất nhiều bệnh nhân đã được kê thuốc kháng sinh để điều trị bệnh mụn trứng cá trong thời gian dài. Mặc dù kháng sinh được dùng thường xuyên nhưng những nghiên cứu sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Probionibacterium acnes tại Cần Thơ còn chưa được quan tâm nhiều. Vì vậy đề tài
“Khảo sát tình hình đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh mụn trứng cá Probionibacterium acnes tại thành phố Cần Thơ” được thực hiện với mục tiêu cụ thể sau:
Xác định tỉ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh mụn trứng cá Probionibacterium acnes tại thành phố Cần Thơ
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN…………………………………………………………………………………………………i
CAM KẾT KẾT QUẢ…………………………………………………………………………………….ii
TÓM TẮT…………………………………………………………………………………………………….iii
MỤC LỤC ……………………………………………………………………………………………………iv
DANH SÁCH BẢNG…………………………………………………………………………………….vi
DANH SÁCH HÌNH…………………………………………………………………………………….vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ………………………………………………………………………..viii
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………………..1
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………………………………………3
2.1. ĐẶC ĐIỂM BỆNH MỤN TRỨNG CÁ………………………………………………………3
2.1.1. Tổng quan về bệnh mụn trứng cá …………………………………………………………….3
2.1.2. Nguyên nhân gây bệnh mụn trứng cá……………………………………………………….3
2.1.3. Phân loại bệnh mụn trứng cá …………………………………………………………………..5
2.1.4. Tác hại của bệnh mụn trứng cá………………………………………………………………..5
2.1.5. Điều trị và ngăn ngừa bệnh mụn trứng cá …………………………………………………5
2.2. VI KHUẨN PROPIONIBACTERIUM ACNES ……………………………………………8
2.2.1. Đặc điểm vi khuẩn Propionibacterium acnes …………………………………………..8
2.2.2. Phân loại vi khuẩn Propionibacterium acnes ……………………………………………9
2.2.3. Những nghiên cứu về điều trị vi khuẩn gây mụn Propionibacterium acnes ..10
2.3. TỔNG QUAN VỀ CÁC LOẠI KHÁNG SINH …………………………………………10
2.3.1. Giới thiệu kháng sinh …………………………………………………………………………..10
2.3.2. Một số loại kháng sinh sử dụng trong điều trị bệnh mụn trứng cá………………10
2.4. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH VÀ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH
HIỆN NAY ………………………………………………………………………………………………….16
2.4.1. Tình hình sử dụng và đề kháng kháng sinh trên thế giới …………………………..16
2.4.2. Tình hình sử dụng và đề kháng kháng sinh tại Việt Nam ………………………….18
2.5. SƠ LƯỢC VỀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ……………………………………………….19
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………………………………………….20
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ……………………………………………20
3.2. PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU ……………………………………………………………..20
3.2.1. Nguyên vật liệu……………………………………………………………………………………20
3.2.2. Dụng cụ và thiết bị thí nghiệm ………………………………………………………………20
3.2.3. Hóa chất và môi trường ………………………………………………………………………..20
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………………………………………………………….21
3.3.1. Thiết kế nghiên cứu ……………………………………………………………………………..21v
3.3.2. Cỡ mẫu……………………………………………………………………………………………….21
3.3.3. Tiêu chuẩn chọn mẫu bệnh……………………………………………………………………21
3.3.4. Tiêu chuẩn loại trừ……………………………………………………………………………….21
3.3.5. Phương pháp thu thập mẫu nghiên cứu …………………………………………………..21
3.3.6. Nội dung nghiên cứu …………………………………………………………………………..22
3.3.7. Phương pháp xử lý số liệu …………………………………………………………………….26
3.3.8. Sơ đồ nghiên cứu …………………………………………………………………………………26
3.3.9. Biện pháp khắc phục sai số …………………………………………………………………..27
3.4. Vấn đề y đức………………………………………………………………………………………….27
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ……………………………………………………28
4.1. KẾT QUẢ……………………………………………………………………………………………..28
4.1.1. Đặc điểm nhóm bệnh nhân mụn trứng cá nghiên cứu……………………………….28
4.1.2. Phân lập và định danh các dòng vi khuẩn Propionibacterium acnes từ
da bệnh nhân mụn trứng cá…………………………………………………………………………….31
4.1.3. Kết quả khảo sát khả năng ức chế vi khuẩn Propionibacterium acnes
của một số loại kháng sinh …………………………………………………………………………….42
4.2. THẢO LUẬN ………………………………………………………………………………………..44
4.2.1. Đặc điểm nhóm bệnh nhân mụn trứng cá nghiên cứu……………………………….44
4.2.2. Phân lập và định danh các dòng vi khuẩn Propionibacterium acnes từ da
bệnh nhân mụn trứng cá ………………………………………………………………………………..45
4.2.3. Kết quả khảo sát khả năng ức chế vi khuẩn Propionibacterium acnes của
một số loại kháng sinh …………………………………………………………………………………..47
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ………………………………………………………..49
5.1. KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………………..49
5.2. ĐỀ XUẤT……………………………………………………………………………………………..49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………………………………..50
PHỤ LỤC ……………………………………………………………………………………………………55vi
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1 Tác dụng của các chất sử dụng trong điều trị bệnh mụn trứng cá ……………7
Bảng 2.2 Sản phẩm ngoại bào của P.acnes ………………………………………………………..9
Bảng 3.1 Công thức môi trường TYEG ( pH 6,8 )…………………………………………….21
Bảng 3.2 Chuẩn vô khuẩn công bố của các loại kháng sinh sử dụng …………………..26
Bảng 4.1 Phân bố theo giới ……………………………………………………………………………28
Bảng 4.2 Phân bố theo tuổi…………………………………………………………………………….28
Bảng 4.3 Phân bố theo nghề nghiệp ………………………………………………………………..29
Bảng 4.4 Phân bố theo mức độ bệnh ……………………………………………………………….29
Bảng 4.5 Tình trạng da bệnh nhân mụn trứng cá ………………………………………………30
Bảng 4.6 Biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân mụn trứng cá ………………………………..31
Bảng 4.7 Tiền sử điều trị của bệnh nhân mụn trứng cá………………………………………31
Bảng 4.8 Đặc tính khuẩn lạc và hình thái tế bào của các dòng vi khuẩn phân
lập ………………………………………………………………………………………………………………33
Bảng 4.9 Tổng hợp đặc điểm hình thái và sinh hóa của các dòng vi khuẩn phân
lập ………………………………………………………………………………………………………………38
Bảng 4.10 Kết quả nuôi cấy Propionibacterium acnes………………………………………40
Bảng 4.11 Mối liên hệ giữa kết quả phân lập các dòng vi khuẩn
Propionibacterium acnes và yếu tố da nhờn…………………………………………………….40
Bảng 4.12 Mối liên hệ giữa kết quả phân lập các dòng Propionibacterium acnes
và mức độ bệnh mụn trứng cá ………………………………………………………………………..41
Bảng 4.13 Mối liên hệ giữa kết quả phân lập các dòng Propionibacterium acnes
và biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân bệnh mụn trứng cá …………………………………..41
Bảng 4.14 Mối liên hệ giữa kết quả phân lập các dòng Propionibacterium acnes
và tiền sử điều trị của bệnh nhân bệnh mụn trứng cá …………………………………………42
Bảng 4.15 Kết quả kháng sinh đồ đối với vi khuẩn P. acnes………………………………43vii
DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Cấu trúc nang lông tuyến bã da bình thường…………………………………………4
Hình 2.2 Cấu trúc của nang lông tuyến bã ở da bị bệnh mụn trứng cá …………………..4
Hình 2.3 Vi khuẩn Propionibacterium acnes……………………………………………………..9
Hình 2.4 Công thức cấu tạo sulfamethoxazol …………………………………………………..10
Hình 2.5 Công thức cấu tạo trimethoprim………………………………………………………..10
Hình 2.6 Công thức cấu tạo erythromycin ……………………………………………………….11
Hình 2.7 Công thức cấu tạo cefuroxim…………………………………………………………….13
Hình 2.8 Công thức cấu tạo tetracyclin ……………………………………………………………14
Hình 2.9 Công thức cấu tạo clindamycin …………………………………………………………15
Hình 2.10 Công thức cấu tạo levofloxacin……………………………………………………….15
Hình 3.1 Sơ đồ nghiên cứu …………………………………………………………………………….26
Hình 4.1 Bệnh nhân mụn trứng cá………………………………………………………………….30
Hình 4.2 Khuẩn lạc của dòng vi khuẩn phân lập trên môi trường TYEG agar có bổ
sung 0,002% bromocresol purple ……………………………………………………………………32
Hình 4.3 Hình thái của các tế bào vi khuẩn dưới kính hiển vi quang học …………….35
Hình 4.4 Thử nghiệm catalase trên dòng vi khuẩn phân lập ……………………………….36
Hình 4.5 Kiểm tra khả năng sinh indole trên dòng vi khuẩn phân lập………………….36
Hình 4.6 Kiểm tra khả năng làm dịch hóa gelatin trên dòng vi khuẩn phân lập …….37
Hình 4.7 Kiểm tra khả năng phản ứng nitrat hóa trên dòng vi khuẩn phân lập ……..37
Hình 4.8 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ đề kháng kháng sinh của P. acnes ………………………43
Hình 4.9 Kết quả kháng sinh đồ vi khuẩn P.acnes dòng 76N sau 48 giờ………………
Nguồn: https://luanvanyhoc.com