Khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng sinh tại khoa thận-tiết niệu bệnh viện E

Khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng sinh tại khoa thận-tiết niệu bệnh viện E

Khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng sinh tại khoa thận – tiết niệu bệnh viện E.Kháng sinh là một nhóm thuốc quan trọng và được sử dụng rộng rãi trong điều trị. Sự ra đời của kháng sinh đã cứu sống hàng triệu người đánh dấu một kỷ nguyên mới của y học về điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Ngoài ra, kháng sinh còn được sử dụng rộng rãi trong trồng trọt, chăn nuôi [19]…Tuy nhiên, cũng do việc sử dụng rộng rãi, kéo dài, chưa hợp lý nên tình trạng kháng kháng sinh của các vi sinh vật ngày một tăng. Mức độ kháng thuốc ngày càng trầm trọng làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị, nguy cơ tử vong cao, thời gian điều trị kéo dài, chi phí điều trị tăng cao, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh và cộng đồng. Chỉ riêng tại Hoa Kỳ, một thực trạng đáng báo động hiện nay là các vi khuẩn đề kháng tiếp tục gây nhiễm trùng cho 2 triệu bệnh nhân mỗi năm và dẫn tới 23.000 ca tử vong mỗi năm [24].


Nhiễm khuẩn đƣờng tiết niệu là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất với một gánh nặng tài chính đáng kể cho xã hội, với ước tính tỷ lệ tổngthể mắc bệnh vào khoảng 18/1000 người mỗi năm. Tuy nhiên hiện nay, tỷ lệ tăngcủa sức đề kháng kháng sinh đáng báo động trên toàn thế giới, đặc biệt là trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Tại Việt Nam, theo nghiên cứu SMART năm 2011thực hiện trên nhóm vi khuẩn E. coli nhiễm khuẩn đường tiết niệu cho thấy tỷ lệ tiết Men beta – lactamase phổ rộng lên đến 54%. Tình trạng này đang có xu hướng diễn biến phức tạp và lan ra cộng đồng [7]. Khoa Thận – Tiết Niệu, Bệnh viện E Hà Nội là một trong những chuyên khoa đầu nghành về điều trị các bệnh liên quan đến thận tiết niệu. Việc sử dụng thuốc đảm bảo, an toàn, hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm luôn được chú trọng và nâng cao, đặc biệt với nhóm thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào được thực hiện nhằm đánh giá việc sử dụng nhóm thuốc này tại khoa. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành đề tài “Khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng sinh tại khoa thận – tiết niệu bệnh viện E ” với những mục tiêu:
1. Khảo sát mô hình bệnh nhiễm khuẩn tại Khoa Thận – Tiết Niệu, Bệnh viện E.
2. Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh tại Khoa Thận – Tiết Niệu,Bệnh viện E

MỤC LỤC Khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng sinh tại khoa thận – tiết niệu bệnh viện E
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………….1
CHƢƠNG 1 – TỔNG QUAN…………………………………………………………………………2
1.1. Tổng quan về nhiễm khuẩn đường tiết niệu…………………………………….2
1.1.1.Đại cương………………………………………………………………………………………….2
1.1.2. Tác nhân gây về nhiễm khuẩn đường tiết niệu bệnh viện……………………………2
1.1.3. Sinh bệnh học……………………………………………………………………………………….3
1.1.4. Phân loại nhiễm khuẩn đường tiết niệu…………………………………………………….4
1.1.5. Chẩn đoán nhiễm khuẩn đường tiết niệu ………………………………………………….4
1.1.6. Chẩn đoán xác định nhiễm khuẩn đường tiết niệu……………………………………..6
1.1.7. Điều trị bằng kháng sinh một số bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu………………………7
1.1.8. Sử dụng kháng sinh dự phòng trong bệnh lý niệu khoa………………………………9
1.1.9. Đề kháng kháng sinh……………………………………………………………………………10
1.2. Một số nhóm kháng sinh dùng trong nhiễm khuẩn đường tiết niệu…………..12
1.2.1. Nhóm betalactam ………………………………………………………………………………..12
1.2.2. Nhóm aminosid …………………………………………………………………………………..14
1.2.3. Nhóm Quinolon…………………………………………………………………………………..15
1.2.4. Nhóm sulfamid……………………………………………………………………………………15
1.2.5. Nhóm 5-nitro-imidazol…………………………………………………………………………15
1.2.6. Nhóm macrolid……………………………………………………………………………………16
1.2.7. Nhóm tetracyclin…………………………………………………………………………………16
CHƢƠNG 2 – ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………23
2.1. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………23
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn …………………………………………………………………………….23
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ………………………………………………………………………………23
2.2. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………………………..232.2.1. Thiết kế nghiên cứu……………………………………………………………………………..23
2.2.2. Nội dung nghiên cứu……………………………………………………………………………25
2.2.3. Xử lý số liệu…………………………………………………………………27
CHƢƠNG 3 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………………………………………….28
3.1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu và mô hình bệnh nhiễm khuẩn tại khoa………28
3.1.1. Tuổi và giới tính bệnh nhân ………………………………………………………………….28
3.1.2. Các bệnh nhiễm khuẩn gặp tại Khoa Thận – Tiết Niệu…………………………….30
3.1.3. Các thủ thuật được tiến hành tại khoa…………………………………………………….30
3.1.5. Thời gian điều trị tại khoa……………………………………………………………………31
3.1.6. Đặc điểm chức năng thận……………………………………………………………………..32
3.2. Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh tại khoa thận – tiết niệu…………………………33
3.2.1. Danh mục các kháng sinh được sử dụng tại khoa…………………………………….33
3.2.2. Tỷ lệ kháng sinh dùng đường tiêm…………………………………………………………37
3.2.3. Sự đổi kháng sinh………………………………………………………………………………..38
3.2.3 Sự phối hợp kháng sinh…………………………………………………………………………43
3.3. Bàn luận………………………………..………………………………………54
CHƢƠNG 4 – KẾT LUẬN ………………………………………………………………………….59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤC LỤC

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment