KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA THUỐC ỨC CHẾ BƠM PROTON TRONG BỆNH LÝ LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA THUỐC ỨC CHẾ BƠM PROTON TRONG BỆNH LÝ LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VÀ ĐÁNH  GIÁ HIỆU QUẢ CỦA THUỐC ỨC CHẾ BƠM PROTON TRONG BỆNH LÝ LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI  KHOA TIÊU HÓA BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ.Viêm loét dạ  dày tá tràng   là bệnh khá phổ  biến  hiên nay.  Đến nay,  người ta đã tìm được  nguyên nhân gây bệnh VLDD – TT là do vi khuẩn   Helicobacter pylori. Việc điều trị  trung  bình vào khoảng 1 đến 3 tháng tiến hành nhiều đợt và được kết hợp từ 3 đến 4 loại Nhưng  thuốc được sử dụng hiện nay là thuốc ức chế bơm proton (PPI).
Mục tiêu
Trong đề tài này xây dựng nhằm khảo sát đặc điểm bệnh nhân mắc bệnh viêm loét dạ dày  tá tràng, khảo sát tình hình sử  dụng PPI  trong toa thuốc điều trị  bệnh lý loét dạ  dày tá tràng  của bệnh nhân và đánh giá hiệu quả điều trị của bệnh nhân.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu  Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân điều trị ngoại trú được chẩn đoán là viêm dạ dày, loét dạ dày, loét tá tràng tại bệnh viên Trung Ương thành phố  Cần Thơ. Từ  tháng 1/2017 đến tháng  5/2017 với phương pháp nghiên cứu hồi cứu và mô tả  cắt ngang trên  toa  và tiến hành thông  tin theo phiếu thu thập thông tin bệnh nhân.
Kết quả và bàn luận Về  độ  tuổi mắc bệnh, lứa tuổi mắc bệnh nhiều nhất là từ  60 tuổi trở  lên (59  %).  Qua nghiên  cứu thấy tỷ lệ nữ cao hơn nam có sự hợp lý do nữ giới ở độ tuổi trước 60 có sự thay đổi về tâm sinh lý, hay gặp các vấn đề  về  sức khỏe hơn lên tỷ  lệ  cao hơn  ở  các lứa tuổi trước. 
Trong các phương pháp chẩn đoán thì nội soi là phương pháp chẩn đoán có hiệu quả  cao  đặc biệt trong phân loại bệnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 36 %. Ngoài việc chẩn đoán  và phân loại bệnh chính xác thì việc xác định nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn H.P,  do thuốc chống viêm không steroid cũng có nghĩa rất quan trọng để  lựa chọn thuốc trong  điều trị  một cách hợp lý. Theo kết quả  nghiên cứu thì 100  % bệnh nhân nội soi đều được  thực hiện xét nghiệm tìm H.P. Để đáp ứng mục tiêu điều trị các nhóm thuốc cơ bản thường  được dùng  kết quả  nghiên cứu cho thấy 91,9  % bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu có sử dụng thuốc  PPI.  Dược chất được dùng chủ  yếu là  esomeprazol  38,5  % .  Nhìn chung số tương tác thuốc gặp có tỷ lệ khá thấp 1%, tỉ lệ khỏi bệnh và đỡ chiếm tỉ lệ cao 74,4 %,  đỡ là 52,2 % và không đạt hiệu quả điều trị là 25,6 %.
Kết luận
Dựa trên các kết quả thu được, nghiên cứu đề  nghị tiếp thục theo dõi thuốc được chỉ định  điều trị  khi bệnh nhân tái khám.  Đánh giá được về  tuân thủ  sử  dụng thuốc PPI về  giờ  sử dụng thuốc và  ảnh hưởng ăn uống.  Đánh giá hiệu quả  khi thay đổi thuốc và  heo dõi tác  dụng phụ khi điều trị và các biến cố có hại. 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment