Khảo sát tình hình vết thương xuyên nhãn cầu năm 2009 tại bệnh viện Mắt trung ương
Luận văn Khảo sát tình hình vết thương xuyên nhãn cầu năm 2009 tại bệnh viện Mắt trung ương.Vết thương xuyên nhãn cầu (VTXNC) là vết thương xuyên qua toàn bộ chiều dày của vỏ nhãn cầu (giác mạc ở phía trước và/hoặc củng mạc ở phía sau), có thể gây phòi tổ chức nội nhãn như: màng bồ đào, thủy tinh thể, dịch kính, võng mạc [1]. Đây là một trong những tai nạn thường gặp [2] gây hậu quả nặng nề cho BN.
Ở các nước phát triển do trình độ dân trí cao, điều kiện kinh tế xã hội đầy đủ nên người dân có kiến thức cũng như có các trang thiết bị, đồ bảo hộ giúp bảo vệ cơ thể khỏi các chấn thương nói chung và chấn thương mắt nói riêng. Do vậy mà tỉ lệ bị chấn thương mắt nói chung và VTXNC nói riêng không cao. Theo nghiên cứu của Kong GY và cộng sự (02/2015) có khoảng 3,1 người bị VTXNC trên 100.000 người mỗi năm ở Mỹ, còn ở Úc con số này là 3,5 – 4 người [3].
Ở Việt Nam do điều kiện kinh tế còn thấp, các trang thiết bị bảo hộ lao động chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt là ý thức người dân trong việc tự bảo vệ còn hạn chế dẫn tới chấn thương mắt nói chung và VTXNC nói riêng còn xảy ra khá phổ biến. Mặc dù chưa có con số thống kê tỉ lệ VTXNC mỗi năm, theo Phan Đức Khâm (1991) tỉ lệ chấn thương mắt chiếm 10 -15 % các bệnh mắt, trong đó tỉ lệ VTXNC là 25,3 – 69,3%. Theo Đỗ Như Hơn (2002) tỉ lệ VTXNC trong số chấn thương mắt nói chung là 49% [1].
Chấn thương mắt có thể xảy ra trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, tuy vậy thường gặp là do các tai nạn sinh hoạt, tai nạn lao động, hỏa khí… Tác nhân gây VTXNC là những vật sắc nhọn đâm xuyên qua thành nhãn cầu làm thông thương mắt với môi trường bên ngoài, không những gây tổn thương, hủy hoại các thành phần cấu trúc bên trong nhãn cầu, mà còn tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập làm nhiễm trùng, hoại tử tổ chức, từ đó gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho BN. Trên thế giới, theo Pieramici (1999) tỉ lệ mù lòa do
VTXNC gây ra là 40 – 50% [1], [44].Với tỉ lệ này ở Việt Nam theo Nguyễn Thu Nhàn là 74,8%, Hoàng Trọng Năng (1991) là 74,7% [1]. Theo Nguyễn Thị Hoài Sâm (2012) số mắt bị VTXNC có thị lực đếm ngón tay dưới 3m là 66,3% [4].
Những năm gần đây, nhờ có sự ra đời của nhiều phương tiện hiện đại trong chẩn đoán và điều trị cũng như kinh nghiệm trình độ của các phẫu thuật viên ngày càng được nâng cao nên kết quả điều trị VTXNC đã có những cải thiện. Đặc biệt trong phương pháp điều trị có những quan điểm mới như cắt dịch kính sớm hơn hay kỹ thuật cắt dịch kính bằng đầu cắt nhỏ đã giúp cho tiên lượng VTXNC tốt hơn. Tuy vậy, hậu quả để lại của chấn thương mắt nói chung, VTXNC nói riêng vẫn còn rất nặng nề, không chỉ là gánh nặng cho BN và gia đình BN mà còn là gánh nặng cho toàn xã hội. Mặt khác, tình hình kinh tế – xã hội những năm cuối thập niên đầu thế kỷ 21 có nhiều biến động, kéo theo nhiều mối nguy cơ làm gia tăng những vụ tai nạn đáng tiếc. Với những lí do đó chúng tôi tiến hành đề tài:“Khảo sát tình hình vết thương xuyên nhãn cầu năm 2009 tại bệnh viện Mắt trung ương”.
với mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm dịch tễ, lâm sàng của vết thương xuyên nhãn cầu.
2. Nhận xét kết quả bước đầu điều trị vết thương xuyên nhãn cầu và một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Khảo sát tình hình vết thương xuyên nhãn cầu năm 2009 tại bệnh viện Mắt trung ương
1. Đỗ Như Hơn (2014), Nhãn khoa, Tập 2, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
2. Hoàng Thị Phúc (2011), Nhãn khoa, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
3. Kong GY, Henderson RH, Sandhu SS và cs (2015), Wound-related complications and clinical outcomes following open globe injury repair,
Clin & Experiment Ophthalmol.
4. Nguyễn Thị Hoài Sâm (2012), Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị vết thương xuyên nhãn cầu không có dị vật nội nhãn tại Bệnh viện Mắt Trung Ương từ năm 2007 đến năm 2011, Luận văn thạc sỹ y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
5. Phan Dẫn và Phan Trọng Văn (2010), Bỏng và chấn thương mắt, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
6. Oluyemi F (2011), Epidemiology of Penetrating Eye Injury in Ibadan: A 10-Year Hospital-Based Review, Middle East Afr J Ophthalmol, 18(3), 159- 163.
7. David S, Keith W và Lawrence B S (2002), The Epidemiology and Diagnosis of Penetrating Eye Injuries, Academic Emergency Medicine, 9(3), 209-210.
8. Đỗ Long và Phan Văn Năm (2013), Nghiên cứu đặc điểm và kết quả xử trí bước đầu vết thương xuyên nhãn cầu tại khoa mắt Bệnh viện Trung Ương Huế, Y học thực hành(6), 153.
9. Đặng Xuân Ngọc (2009), Nghiên cứu chấn thương xuyên nhãn cầu có dị vật nội nhãn tại Bệnh viện Mắt Trung ương trong 5 năm (2003 – 2007), Luận văn thạc sỹ y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
10. Sternberg P, Juan E J và Michels RG (1984), Penetrating ocular injuries in young patients. Initial injuries and visual results, Retina, 4(1), 5- 8.
11. Bejiga Abebe (2001), Causes and visual outcomes of perforating ocular injuries among Ethiopian patients, Community Eye Health, 14(39), 45.
12. Williamson TH, Smith FW và Forrester JV (1989), Magnetic resonance imaging of intraocular foreign Bodies, B J Ophthalmol(73), 555 – 558.
13. Andreoli CM (2009), Low rate of endophthalmitis in a large series of open globe injuries, Am J Ophthalmol, 147(4), 601-608.
14. Thompson WS, Rubsamen PE, Flynn HW Jr và cs (1995), Endophthalmitis after penetrating trauma. Risk factors and visual acuity outcomes, Ophthalmology, 102(11), 1696-1701.
15. Yalcin Tok O, Tok L, Eraslan E và cs (2011), Prognostic factors influencing final visual acuity in open globe injuries, J Trauma, 71(6), 1794 -1800.
16. Rao LG, Ninan A và Rao KA (2010), Descriptive study on ocular survival, visual outcome and prognostic factors in open globe injuries, Indian J Ophthalmol, 58(4), 321 -323.
17. Hooi SH và Hooi ST (2003), Open-globe injuries: the experience at Hospital Sultanah Aminah, Johor Bahru, Med JMaylasia, 58(3), 405- 412.
18. Nguyễn Thị Đợi (1994), Nhận xét kết quả vi phẫu trong xử trí vết thương xuyên nhãn cầu, Luận văn tốt nghiệp công nhận BSCK II, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
19. Nguyễn Quốc Việt (2006), Nghiên cứu các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị vết thương xuyên nhãn cầu tại khoa Mắt bệnh viện Trung ương Huế, Luận án chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Huế, Đại học Huế.
20. Vũ Anh Tuấn (1996), Hình thái lâm sàng và chỉ định phâu thuật đục thủy tinh thể do vết thương xuyên nhãn cầu, Luận văn Thạc sỹ Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
21. Nguyễn Viết Mão (2004), Nhận xét kết quả xử trí vết thương xuyên nhãn cầu ở khoa mắt Bệnh viện tỉnh Hà Tây (3/1990 -3/2001), Nội san nhãn khoa Việt Nam 2, 23 -31.
22. Đinh Tuấn Vinh và Hoàng Thị Phúc (2004), Nhận xét tình hình vết thương xuyên nhãn cầu tại khoa Chấn thương Bệnh viện Mắt Trung ương năm 2003, Kỷ yếu Hội nghị tổng kết công tác phòng chống mù lòa và Hội nghị khoa học kỹ thuật nghành nhãn khoa toàn quốc 2002 – 2004, 97.
23. Wani VB, Al – Ajmi M, Thailib L và cs (2003), Vitrectomy for Posterior Segment Intraocular Foreign Bodies: Visual Results and Prognostic Factors, Retina, 23(5), 654 – 660.
24. Chiquet C, Zech JC, Gain P và cs (1998), Visual outcome and prognostic factors after magnetic extraction of posterior segment foreing bodiesin 40 cases, B J Oph, 82, 801 – 806.
25. Memon AA, Iqbal MS, Chemma A và cs (2009), Visual Outcome and Complications After Removal of Posterior Segment Intraocular Foreign Bodies Through Pars Plana Approach, J Coll Physicians Surg Pak, 19(7), 436 – 439.
26. Karel I và Diblik P (1995), Management of posterior segment foreign bodies and long-term results, Eur J Oph, 5(2), 113 – 118.
27. Yu Wai Man và Steel D (2010), Visual outcome after open globe injury: a comparison of two prognostic models—the Ocular Trauma Score and the Classification and Regression Tree, Eye, 24, 84 -89.
28. Cecilia O, Keziah N và Olasupo S (2015), Open Globe Injuries in Nigerian Children: Epideminological Characteristics, Etiological Factors, and Visual Outcome, Middle East Afr J Ophthalmol, 22(1), 69 -73.
29. Barr C C (1983), Prognostic factors in corneo- scleral lacerations, Arch Ophthalmol, 101, 919 -924.
30. Bùi Thị Thanh Hương (2001), Nhận xét tình hình chấn thương mắt tại bệnh viện mắt thành phố Hồ Chí Minh trong 3 năm (1999 -2001), Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Chuyên đề nhãn khoa, 6, 1 – 7.
31. Girkin C và McGwin G (2005), Glowcoma following penetrating ocular trauma: a cohort study of the United States Eye Injury Registry, Am J Ophthalmol, 139, 100 – 105.
32. Grieshaber M C và Stegmann R (2006), Penetrating eye injuries in South African children: aetiology and visual outcome, Eye, 20, 789 – 795.
33. Esmaeli Bita, Susan G E, Schork M A và cs (1995), Visual Outcome and Ocular Survival after Penetrating Trauma, Ophthalmology, 102(3), 393 – 400.
34. Jonas JB, Knorr HL và Budde WM (2000), Prognostic factors in ocular injuries caused by intraocular or retrobulbar foreign bodies, Ophthalmology, 107(5), 823 – 828.
35. Ehlers JP, Kunimoto DY, Ittoop S và cs (2008), Metallic intraocular foreign bodies: characteristics, interventions, and prognostic factors for visual outcome and globe survival, Am J Ophthalmol, 146, 427 -433.
36. Eagling E M (1976), Perforating injuries of the eye, Br J Ophathalmol, 60(11), 732 – 736.
37. Entezari M, Rabei H M, Badalabadi M M và cs (2006), Visual outcome and ocular survival in open – globe injuries, Injury, 37(7), 633 – 637.
38. Thompson CG, Griffits RK, Nardi W và cs (1997), Penetrating eye injuries in rural New South Wales, Aust NZ J Ophthalmol, 25(1), 37 – 41.
39. Nguyễn Thị Thu Yên (2007), Đánh giá kết quả cắt dịch kính điều trị vết thương xuyên nhãn cầu nặng ở trẻ em, TCNCYH 47(1), 73 -77.
40. Bùi Cẩm Hương (2010), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và xử trí vết thương xuyên vùng rìa, Luận văn thạc sỹ Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
41. Thevi T, Mimiwati Z và Reddy SC (2012), Visual outcome in open globe injuries, Nepal J Ophthalmol, 4(2), 263 -270.
42. Nguyễn Thị Thu Yên (2005), Biến chứng của phẫu thuật cắt dịch kính trong điều trị vết thương xuyên nhãn cầu, Nội san nhãn khoa(3), 17 -22.
43. Alemayehu WT (2014), Epidemology of ocular injuries in Addis Ababa Ethiopia, Journal of Ophthalmology of Eastern Central and Southern Africa, 18(1), 27 – 34.
44. Pieramici D J, Kuhn F (1999), Ocular Trauma Principles and Practice, Thieme New York, New York
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. SƠ LƯỢC GIẢI PHẪU SINH LÝ NHÃN CẦU 3
1.1.1. Giác mạc 3
1.1.2. Củng mạc 5
1.1.3. Tiền phòng 6
1.1.4. Mống mắt, thể mi 6
1.1.5. Thể thủy tinh 7
1.1.6. Dịch kính 8
1.1.7. Võng mạc 8
1.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VẾT THƯƠNG XUYÊN NHÃN CẦU .. 10
1.2.1. Đặc điểm dịch tễ học 11
1.2.2. Triệu chứng lâm sàng 12
1.2.3. Triệu chứng cận lâm sàng 15
1.3. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VTXNC VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN
QUAN 16
1.3.1. Kết quả điều trị 16
1.3.2. Một sô yếu tố liên quan đến kết quả điều trị VTXNC 18
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 21
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 21
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 21
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 21
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 21
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu 21
2.2.4. Các bước tiến hành 22
2.3. Xử lý số liệu 27
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28
3.1. Đặc điểm lâm sàng 28
3.1.1. Đặc điểm dịch tễ 28
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng 35
3.2. Kết quả điều trị 38
3.2.1. Kết quả về chức năng 38
3.2.2. Kết quả giải phẫu 39
3.2.3. Kết quả chung 42
3.2.4. Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị 43
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 45
4.1. Đặc điểm lâm sàng 45
4.1.1. Đặc điểm dịch tễ 45
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng 47
4.2. Kết quả điều trị 49
4.2.1. Kết quả về chức năng 49
4.2.2. Kết quả về giải phẫu 50
4.2.3. Kết quả chung 51
4.2.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị 51
KẾT LUẬN 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Bảng 2. 1: Phân chia theo thị lực khi vào viện 22
Bảng 2. 2: Phân loại tổn thương giác mạc 23
Bảng 2. 3: Phân loại tổn thương củng mạc 23
Bảng 2. 4: Phân loại tổn thương giác củng mạc 23
Bảng 2. 5: Phân chia thị lực trước và sau điều trị 25
Bảng 2. 6: Kết quả điều trị vết thương giác mạc 25
Bảng 2. 7: Kết quả điều trị vết thương củng mạc 25
Bảng 2. 8: Kết quả điều trị vết thương giác mạc củng mạc qua rìa 26
Bảng 2. 9: Kết quả điều trị dịch kính 26
Bảng 2. 10: Kết quả điều trị võng mạc 26
Bảng 2. 11: Đánh giá kết quả chung 27
Bảng 3. 1: Phân bố BN theo lứa tuổi 28
Bảng 3. 2: Tỷ lệ dị vật nội nhãn 31
Bảng 3. 3: Triệu chứng cơ năng khi vào viện 32
Bảng 3. 4: Phân bố thị lực vào viện 33
Bảng 3. 5: Số lần phẫu thuật của BN 34
Bảng 3. 6: Đặc điểm vết thương giác củng mạc 35
Bảng 3. 7: Đặc điểm tổn thương thể thủy tinh 37
Bảng 3. 8: Đặc điểm tổn thương dịch kính võng mạc 37
Bảng 3. 9: Tình trạng thị lực trước và sau điều trị 39
Bảng 3. 10:Tình trạng giác củng mạc khi ra viện 39
Bảng 3. 11: Liên quan giữa kết quả điều trị và thời gian đến viện sau chấn
thương 43
Bảng 3. 12: Liên quan giữa kích thước vết thương và kết quả thị lực 44
Hình 1.1: Cấu tạo nhãn cầu 3
Hình 1.2: Cấu tạo giác mạc 4
Hình 1.3: Cấu tạo võng mạc 10
Biểu đồ 3. 1: Phân bố BN theo giới tính 29
Biểu đồ 3. 2: Phân bố theo nghề nghiệp 29
Biểu đồ 3. 3: Phân bố BN theo mắt chấn thương 30
Biểu đồ 3. 4: Phân bố tác nhân gây chấn thương 30
Biểu đồ 3. 5: Phân bố hoàn cảnh chấn thương 31
Biểu đồ 3. 6: Thời gian vào viện sau chấn thương 32
Biểu đồ 3. 7: Phân bố số ngày nằm viện 34
Biểu đồ 3. 8: Đặc điểm tổn thương mống mắt 35
Biểu đồ 3. 9: Đặc điểm tổn thương tiền phòng 36
Biểu đồ 3. 10: Triệu chứng chủ quan trước và sau điều trị 38
Biểu đồ 3. 11: Tình trạng dịch kính khi ra viện 40
Biểu đồ 3. 12: Tình trạng võng mạc khi ra viện 41
Biểu đồ 3. 13: Đánh giá kết quả chung 42