Khảo sát tình trạng loãng xương và một số yếu tố nguy cơ ở người cao tuổi tại Bệnh viện Lão khoa trung ương

Khảo sát tình trạng loãng xương và một số yếu tố nguy cơ ở người cao tuổi tại Bệnh viện Lão khoa trung ương

Ngày nay, tuổi thọ trung bình của người dân trên thế giới ngày càng cao điều đó được coi như thành tựu của nhân loại. Tại Việt Nam, theo dự báo dân số của tổng cục thống kê năm 2010: dân số Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn “già hóa” từ năm 2017. Khi đó, tỷ lệ người cao tuổi chiếm 10% tổng dân số. Điều đó có nghĩa: thành tựu sẽ đi đôi với những thách thức do sự già hóa gây nên. Ngành y tế sẽ phải đối mặt với thực tế chính là bệnh tật của quá trình lão hóa. Một trong số đó thì hiện nay loãng xương đang được coi là một dịch bệnh âm thầm nhưng nguy hiểm đang lan rộng trên khắp thế giới.

Khi con người lão hóa – bộ xương cũng già cỗi theo tuổi của họ dẫn đến việc tổn hại cấu trúc của tổ chức xương làm xương giòn và dễ gãy, đó chính là loãng xương. Loãng xương diễn biến tự nhiên và thầm lặng, triệu chứng lâm sàng không điển hình, người bệnh thường chủ quan cho đến khi có biểu hiện lâm sàng hay gặp sự cố gãy xương thì khối lượng xương đã mất trên 30%. Loãng xương ước tính ảnh hưởng đến 200 triệu phụ nữ trên toàn thế giới, hơn 75 triệu người ở Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản [51][69]. Tỷ lệ loãng xương ở đàn ông Châu Á trên 50 tuổi là 12,6% [75].Ở Việt Nam, con số loãng xương ước tính là 2,8 triệu người, chiếm 30% phụ nữ trên 50 tuổi [37].

Hậu quả quan trọng nhất của loãng xương là gãy xương. Sau khi bình phục bệnh nhân sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong vận động. Họ không thể lao động bình thường như trước nhất là với người cao tuổi. Chất lượng cuộc sống bị suy giảm, nguy cơ gãy xương lần thứ hai rất cao và đặc biệt nguy hiểm nó còn làm tăng nguy cơ tử vong[39][63]. Thật vậy, gần 1/3 bệnh nhân nam, hơn 1/4 bệnh nhân nữ tử vong trong vòng 12 tháng sau khi gãy xương đùi[54]. Theo một nghiên cứu dịch tễ học trong người da trắng, cứ 2 phụ nữ sống đến 85 tuổi thì có 1 người bị gẫy xương và cứ 3 đàn ông sống đến tuổi đó thì có 1 người bị gãy xương do loãng xương[72].

Về kinh tế xã hội: một người sau gãy xương sẽ không còn lao động được như trước, cộng thêm thời gian và phí tổn phải nằm viện điều trị thì rõ ràng ảnh hưởng sâu sắc đến kinh tế của gia đình và của cả một quốc gia. Theo phân tích của giới kinh tế số tiền xã hội mất đi vì gãy xương lên tới 14 tỷ đô ở Mĩ[77] và 6 tỷ đô ở Úc.

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” – Để phòng bệnh “gãy xương” do loãng xương thì việc nhận dạng được yếu tố nguy cơ của loãng xương là điều thật sự cần thiết. Làm được điều đó sẽ giúp ngành Y tế có cơ sở để đưa ra chiến lược phòng chống với mục đích làm thế nào giảm thiểu được loãng xương – một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của gãy xương. Làm được điều đó sẽ giúp chúng ta nhận định được đâu là người có nguy cơ cao để can thiệp kịp thời. Đặc biệt ở người cao tuổi: ngoài những yếu tố nguy cơ loãng xương không thể can thiệp, họ còn là những đối tượng tích lũy trong mình nhiều yếu tố nguy cơ khác trong suốt quá trình sống, kèm theo tính chất đa bệnh lý vì vậy họ là đối tượng có nguy cơ loãng xương và gãy xương rất cao.

Chính vì vậy để góp phần trong việc đánh giá tình hình loãng xương và một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng loãng xương trên đối tượng người cao tuổi ở Việt Nam, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: ”Khảo sát tình trạng loãng xương và một số yếu tố nguy cơ ở người cao tuổi tại Bệnh viện Lão khoa trung ương” nhằm hai mục tiêu:

1. Mô tả tỷ lệ loãng xương ở người cao tuổi đến khám tại bệnh viện Lão khoa Trung Ương.

2. Khảo sát một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng loãng xương của các đối tượng trên. 

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương I: TỔNG QUAN 3

1.1. Đại cương về cấu trúc, chức năng của xương 3

1.1.1. Cấu trúc xương 3

1.1.2. Chức năng của xương 4

1.2. Sự tái tạo mô xương và các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển hóa xương . 4

1.2.1. Sự tái tạo mô xương 4

1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển hóa của xương 5

1.2.3. Những Marker phản ánh chu chuyển xương: 6

1.3. Loãng xương, yếu tố nguy cơ của loãng xương 7

1.3.1. Cơ chế bệnh sinh của loãng xương: 7

1.3.2. Loãng xương ở người cao tuổi 9

1.3.3. Định nghĩa, triệu chứng loãng xương và các phương pháp đo mật độ

xương 10

1.3.4. Chẩn đoán loãng xương 12

1.3.5. Các yếu tố nguy cơ gây loãng xương 14

1.3.6. Điều trị và dự phòng loãng xương 19

1.4 Tình hình nghiên cứu loãng xương hiện nay 21

Chương II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 23

2.2. Đối tượng nghiên cứu 23

2.2.1. Cách chọn mẫu nghiên cứu: 23

2.2.2. Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu: 23

2.2.3. Tiêu chuẩn loại trừ : 23

2.3. Phương pháp nghiên cứu: 23

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 23

2.3.2. Công cụ nghiên cứu 23

2.3.2.1. Hỏi các thông tin cá nhân 24

2.4. Phân tích kết quả 27

2.4.1. Tỷ lệ loãng xương 27

2.4.2. Khảo sát một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng loãng xương . 28

2.5. Xử lý số liệu: 30

2.6. Đạo đức trong nghiên cứu: 31

Chương III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32

3.1. Tỷ lệ loãng xương 32

3.1.1. Đặc điểm chung của ĐTNC 32

3.1.2. Tỷ lệ bệnh nhân loãng xương trong tổng số các ĐTNC 33

3.1.3. Tỷ lệ loãng xương theo giới 33

3.1.4. Tỷ lệ loãng xương theo tuổi 34

3.2. Khảo sát một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng loãng xương ở

người cao tuổi 37

3.2.1. Tuổi và tình trạng loãng xương 37

3.2.2. Giới tính và tình trạng loãng xương 38

3.2.3. Yếu tố vận động và tình trạng loãng xương 39

3.2.4. Chỉ số khối cơ thể và tình trạng loãng xương 41

3.2.5. Thói quen của nam giới và loãng xương 42

3.2.6. Một số đặc điểm riêng của nữ với tình trạng loãng xương 44

3.2.7. Bệnh mạn tính kèm theo và loãng xương 48

3.2.8. Tiền sử gãy xương và loãng xương 50

3.2.9. Một số biểu hiện lâm sàng và tình trạng loãng xương 51

3.2.10. Nhiều yếu tố nguy cơ càng tăng nguy cơ loãng xương 54

Chương IV: BÀN LUẬN 57

4.1. Bàn luận về tỷ lệ loãng xương 57

4.1.1. Đặc điểm chung của ĐTNC 57

4.1.2. Tỷ lệ loãng xương trong tổng số các ĐTNC 57

4.1.3 Tỷ lệ loãng xương theo giới 58

4.1.4. Tỷ lệ loãng xương theo tuổi 59

4.2. Bàn luận về một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng loãng xương ở người cao tuổi 62

4.2.1. Yếu tố tuổi và tình trạng loãng xương: 62

4.2.2. Giới tính và tình trạng loãng xương 62

4.2.3. Yếu tố vận động và tình trạng loãng xương 63

4.2.4. Chỉ số khối cơ thể với tình trạng loãng xương 65

4.2.5. Thói quen của nam giới và loãng xương 66

4.2.6. Một số đặc điểm riêng của nữ với tình trạng loãng xương 68

4.2.7. Bệnh mãn tính kèm theo và loãng xương 72

4.2.8. Tiền sử gãy xương và loãng xương 74

4.2.9. Một số biểu hiện lâm sàng và tình trạng loãng xương 75

4.2.10. Nhiều yếu tố nguy cơ càng tăng nguy cơ loãng xương 77

4.2.11. Một số hạn chế của nghiên cứu 79

KẾT LUẬN 80

KIẾN NGHỊ 81

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment