Khảo sát tình trạng nhiễm trùng  liên quan đến  đường vào mạch máu tạm thời trong  lọc máu cấp cứu ở bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối

Khảo sát tình trạng nhiễm trùng  liên quan đến  đường vào mạch máu tạm thời trong  lọc máu cấp cứu ở bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối

Khảo sát tình trạng nhiễm trùng  liên quan đến  đường vào mạch máu tạm thời trong  lọc máu cấp cứu ở bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối.Bệnh thận mạn tính (Chronic Kidney Disease – CKD) và bệnh thận giai đoạn cuối (End Stage Renal Disease –  ESRD) là vấn đề sức khỏe có tính toàn cầu.  Đây là một tình trạng bệnh lý ngày càng tăng nhanh và đòi hỏi chi phí điều trị khổng lồ. Hiện nay trên thế giới có trên 1,5 triệu người bệnh thận mạn giai đoạn cuối đang được điều trị thay thế thận (thận nhân tạo, lọc màng bụng, ghép thận). Trong các biện pháp điều trị thay thế thận thì lọc máu là một kỹ thuật ngày càng được ứng dụng phổ biến rộng rãi. Thực tế trên các nước phát triển khoảng 80% bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối đã được điều trị thay thế thận, trong khi đó tại các nước đang phát triển như Việt Nam thì tỷ lệ này chỉ chiếm khoảng 10%  –  20% bệnh nhân  hoặc không có điều trị thay thế,hậu quả cuối cùng là tăng tỷ lệ tử vong do các biến chứng của bệnh  [1]. Tại Việt Nam hiện nay có hơn 18000 bệnh nhân được lọc máu kéo dài [2].

Để lọc máu hiệu quả thì phải cần đường vào mạch máu đảm bảo đủ lưu lượng. Đường vào mạch máu thường là lâu dài hoặc tạm thời trong giai đoạn chờ đợi. Việc đặt Catheter vào các tĩnh mạch  lớn  là thủ thật không thể thiếu để tạo đường vào mạch máu dùng trong lọc máu [3].Nếu được chăm sóc tốt, đảm bảo vệ sinh và vô khuẩn thì thời gian sử dụng  Catheter  tĩnh  mạch  trung  tâm  kéo  dài  được  khoảng  03  –  04 tuần,  rất thuận lợi cho bệnh nhân chuẩn bị cho đường vào mạch máu lâu dài   [4]. Tuy nhiên một trong những nguy cơ rất thường gặp trong quá trình đặt và sử dụng 3Catheter là trình trạng nhiễm trùng đường vào mạch máu, đặc biệt là nhiễm khuẩn huyết. Trong môi trường bệnh viện tình trạng nhiễm khuẩn là khó tránh khỏi, làm giảm hiệu quả lọc máu và có thể dẫn đến tử vong [5].
Trên  thế giới đã  có  nhiều  công  trình nghiên cứu  về  tình trạng  nhiễm trùng liên quan đến Catheter nói chung và Catheter dùng trong lọc máu nói riêng.  Theo  nghiên  cứu  của  Peter  J.Blankestijn  nghiên  cứu   trên  318  trường hợp đặt Catheter đặt ở tĩnh mạch cảnh trong  thì tỷ lệ nhiễm  trùng  là 5,4% sau 03  tuần, ở tĩnh  mạch  đùi là 10,7% sau 1 tuần  [6]. Năm  1998 tác giả Janne Nielsen và cộng sự khẳng định Catheter là một trong những nguyên nhân gây nên  nhiễm  khuẩn  huyết  ở  bệnh  nhân  lọc  máu,  vi  khuẩn  thường  gặp  là Staphylococi trong đó 56% là S.aureus [7]. 
Tuy nhiên tại Việt Nam số lượng nghiên cứu về tình trạng nhiễm trùng liên quan đến Catheter còn  hạn chế. Năm 2005, Vũ Thị Hằng nghiên cứu 31 trường  hợp  đặt  Catheter  ở  khoa  Hồi  sức  tích  cực  thấy  tỷ  lệ  sốt  là  59,9%, nhiễm trùng chân Catheter là 32,3%  [8]. Theo Nguyễn Thị Thủy nghiên cứu trên 125 lần đặt catheter thì tỷ lệ sốt là 24,8% [9].
Tuy nhiên trong quá trình tìm hiểu thu thập thông tin chúng tôi nhận thấy có rất ít nghiên cứu đánh giá cụ thể về tình trạng nhiễm trùng liên quan đến Catheter dùng trong lọc máu do đó chúng tôi  quyết định tiến hành đề tài: “Khảo sát tình trạng nhiễm trùng  liên quan đến  đường vào mạch máu tạm thời trong  lọc máu cấp cứu ở bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối ”  tại Khoa Thận – tiết niệu Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 11 năm 2014 đến tháng 09 năm 2015 với 02 mục tiêu:

1.  Xác định tỷ lệ, mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của  tình trạng  nhiễm  trùng  liên  quan  đến  đuờng  vào mạch máu  tạm  thời  ở bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối  có lọc máu cấp cứu. 4
2.  Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nhiễm trùng liên quan đến đường vào mạch máu  tạm thời  dùng trong lọc máu  ở bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối.

Leave a Comment