KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG STRESS, TRẦM CẢM VÀ LO ÂU Ở CHA/MẸ TRẺ TỰ KỶ TẠI BỆNH VIỆN NHI THÁI BÌNH NĂM 2020

KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG STRESS, TRẦM CẢM VÀ LO ÂU Ở CHA/MẸ TRẺ TỰ KỶ TẠI BỆNH VIỆN NHI THÁI BÌNH NĂM 2020

KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG STRESS, TRẦM CẢM VÀ LO ÂU Ở CHA/MẸ TRẺ TỰ KỶ TẠI BỆNH VIỆN NHI THÁI BÌNH NĂM 2020
Phạm Thị Thu Cúc1, Nguyễn Mạnh Dũng1, Tống Thị Huế1
1 Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát tình trạngstress, trầm cảm và lo âu ở cha/mẹ trẻ tự kỷ tại bệnh viện Nhi Thái Bình năm 2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứumô tả cắt ngang thực hiện từ tháng 10/2020 – 10/2021 trên 157 cha mẹ (76 cha, 81 mẹ) của 83 trẻ tự kỷ đến khám và điều trị tại khoa Tâm bệnh bệnh viện Nhi Thái Bình. Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp để thu thập thông tin cần thiết và thang điểm DASS-21 để đánh giá tình trạng stress, lo âu, trầm cảm của cha mẹ trẻ tự kỷ. Kết quả: Tỷ lệ cha mẹ có biểu hiện stress là 23,6%, chủ yếu là stress mức độ nhẹ và vừa, triệu chứng stress gặp phổ biến nhất là khó nghỉ ngơi và bồn chồn. Tỷ lệ cha mẹ có biểu hiện trầm cảm là 24,8%, đa số trầm cảm mức độ nhẹ và vừa. Triệu chứng trầm cảm gặp nhiều là buồn chán và không lạc quan.Tỷ lệ cha mẹ có biểu hiện lo âu là 21,7%, phổ biến lo âu mức độ nhẹ và vừa. Triệu chứng lo âu hay gặp nhất là khô miệng và lo sợ né tránh.

Rối loạn phổ tự kỷ (gọi tắt là tự kỷ) là một rối loạn phát triển thần kinh -tâm thần, đặc trưng bởi sự phát triển bất thường về tương tác xã hội, giao tiếp và hành vi, sở thích, mang tính thu hẹp, rập khuôn, có thể kèm theo tình trạng khuyết tật trí tuệ và cảm xúc không bình thường [1]. Tự kỷ là một dạng khuyết tật cho đến nay y học chưa có  khả  năng  chữa  khỏi  hoàn  toàn.  Nhưng  nếu được  can  thiệp  sớm  ngay  trong  những  năm đầusẽ được giảm bớt mức độ khiếm khuyết và có khả năng hòa nhập cộng đồng. Quá trình này kéo dài và đòi hỏi sự nỗ lực, sự chuyên sâu và kiên trì. Trước đây, mô hình can thiệp tập trung chủ yếu  ở  các  trung  tâm,  cơ  sở  chuyên  biệt.  Hiện nay, can thiệp và điều trị tự kỷ được xây dựng theo mô hình phối hợp đa ngành mà cốt lõi là tại gia đình với sự tham gia chủ yếu của cha mẹ. Bởi vậy,  cha  mẹ  là  người  có  vai  trò  trung  tâm  và quan trọng trong quá trình can thiệp, điều trị cho trẻ tự kỷ[2]. Thực tế, chấp nhận có một đứa con bị khuyết tật phát triển, can thiệp và chăm sóc cho một trẻ tự kỷ thực sự là một thách thức rất lớn, một gánh nặng lớn cho mỗi gia đình yêu cầu cha mẹ cần có một trạng thái tâm lý vững vàng, một thái độ tích cực để đi cùng con trong suốt chặng đường khókhăn. Sự thay đổi về mặt nhận thức, thái độ, cảm xúc  vià  hành  vi  của  cha  mẹ  có  nhiều  mức  độ khác nhau ở những thời điểm khác nhau và có thể tồn tại dai dẳng. Gần đây, KoushaM và CS (2016) nghiên cứu trên 127 các bà mẹ Iran có con bị tự kỷ,ghi nhận 72,4%có mức độ lo lắng cao  và  49,6%  có  rối  loạn  trầm  cảm[3].  Rất nhiều kết quả khảo sát cho thấy cha mẹ trẻ tự kỷ cần được quan tâm hỗ trợ để thích ứng và phát triển các cảm xúc tích cực, xây dựng chiến lược ứng  phó trong suốt quá trình đồng  hành cùng con bị tự kỷ, để có thể thực hiện được tốt nhất nhiệm  vụ  can  thiệp,  chăm  sóc  cho  con  tại  gia đình. Tại Việt Nam, lĩnh vực nghiên cứu về tự kỷ ở trẻ em chủ yếu tập trung vào trẻ tự kỷ. Trạng thái căng thẳng, stress, trầm cảm và lo âu của cha mẹ trẻ tự kỷ chưa được quan tâm nhiều. Cha mẹ của trẻ tự kỷ chưa nhận được sự hỗ trợ về tâm lý thích đáng. Vì vậy, chúng tôi tiến  hành nghiên  cứu  đề  tài  “Khảo  sát  tình  trạng  stress, trầm cảm và lo âu ở cha, mẹ trẻ tự kỷ tại bệnh viện Nhi Thái Bình”

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment