KHẢO SÁT TỬ CUNG Ở NHỮNG TRƯỜNG HỢP CHUYỂN PHÔI – THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM

KHẢO SÁT TỬ CUNG Ở NHỮNG TRƯỜNG HỢP CHUYỂN PHÔI – THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM

KHẢO SÁT TỬ CUNG Ở NHỮNG TRƯỜNG HỢP CHUYỂN PHÔI – THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM

Cổ Phí Thị Ý Nhi*,Võ Minh Tuấn*
TÓM TẮT :
Đặt vấn đề: Có hay không liên quan giữa đặc điểm tử cung (TC) trên siêu âm (SA) với khả năng thụ thai sau chuyển phôi (CP) trữ hoặc CP tươi xin trứng thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON)?
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu ca chứng lồng. Bệnh nhân hiếm muộn thực hiện CP trữ hoặc CP tươi xin trứng tại khoa Hiếm Muộn Bệnh viện Từ Dũ từ 2/1/2013 – 30/ 6/2013 theo dõi đến khi xác định có thai lâm sàng hay không, chia thành 2 nhóm 1) Nhóm ca: có thai lâm sàng; 2) Nhóm chứng: không có thai lâm sàng trong các chu kỳ này.
Kết quả: Khảo sát 116 chu kỳ, có 63 chu kỳ (54,31%)có thai lâm sàng, 53(45,69%) không có thai lâm sàng. Niêm mạc TC (NMTC) hình hạt cà phê chỉ chiếm 15,9% nhóm ca và 17,0% nhóm chứng. NMTC > 10 mm trước CP chiếm 50,8% nhóm ca và 49,1% nhóm chứng. Tỉ lệ thai ở bệnh nhân không bệnh lý TC, tai vòi là 54,31%. Không ghi nhận được liên quan giữa các đặc điểm về dịch tễ và lâm sàng với tỉ lệ thai sau CP (p > 0,05). Tuy nhiên, số liệu cũng chỉ ra khuynh hướng liên quan của tuổi, thời gian hiếm muộn, tiền căn CP, tiền căn ngưng chu kỳ, hiệu số NMTC và liều estrogen trước CP với tỉ lệ thai.

Kết luận: Nên thực hiện thêm nghiên cứu tương tự với cỡ mẫu lớn hơn để tìm ra mối liên quan thực sự giữa các yếu tố trên và tìm điểm cắt NMTC sao cho cơ hội mang thai đạt tối đa.

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment