KHẢO SÁT TƯƠNG HỢP CHẨN ĐOÁN TẾ BÀO HỌC –GIẢI PHẪU BỆNH CÁC BƯỚU ÁC TÍNH CỦA TUYẾN NƯỚC BỌT

KHẢO SÁT TƯƠNG HỢP CHẨN ĐOÁN TẾ BÀO HỌC –GIẢI PHẪU BỆNH CÁC BƯỚU ÁC TÍNH CỦA TUYẾN NƯỚC BỌT

KHẢO SÁT TƯƠNG HỢP CHẨN ĐOÁN TẾ BÀO HỌC –GIẢI PHẪU BỆNH CÁC BƯỚU ÁC TÍNH CỦA TUYẾN NƯỚC BỌT
PHAM MINH TÂM1, NGUYỄN PHAN HOANG ĐĂNG2, LƯ BACH KIM1,
ÂU NGUYỆT DIỆU3, NGUYỄN VĂN THANH4
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Phân loại bướu tuyến nước bọt ác tính trên FNA khó khăn vì đặc điểm tế bào học chồng lấp, nhiều loại mô học ít gặp, nhiều loại là grad thấp. Hệ thống báo cáo kết quả chẩn đoán tế bào học tuyến nước bọt Milan phân tầng các tổn thương vào các nhóm có nguy cơ ác tính khác nhau, giúp định hướng xử trí tốt hơn cho bác sĩ lâm sàng. Mục tiêu của khảo sát này là xác định tỉ lệ tương hợp chẩn đoán tế bào học – giải phẫu bệnh các bướu ác tuyến nước bọt, phân loại lại các kết quả chẩn đoán tế bào học theo hệ thống Milan, tìm yếu tố gây bất tương hợp chẩn đoán.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả loạt ca, gồm 70 trường hợp carcinôm tuyến nước bọt được chẩn đoán tại Khoa Giải phẫu bệnh Bệnh viện Ung bướu TP. HCM từ 01/2017 đến 6/2018.
Kết quả: Tương hợp chẩn đoán tế bào học – giải phẫu bệnh các carcinôm tuyến nước bọt nói chung là 28,6%; đối với từng loại mô học carcinôm nhầy bì, carcinôm bọc dạng tuyến và carcinôm tế bào túi tuyến lần lượt là 42,4%, 35,7% và 8,3%; các loại ít gặp tương hợp 0%. Có 50 trường hợp (TH) không tương hợp được phân nhóm lại theo hệ thống Milan. Gồm 2 TH nhóm I, 7 TH nhóm III do phết có quá ít chất liệu để có thể chẩn đoán; 1 TH nhóm II, 2 TH nhóm IVA do phết chỉ có các đặc điểm hướng tới chẩn đoán viêm hoặc bướu lành; 20 TH nhóm IVB do tính chất chồng lấp và không đầy đủ đặc điểm tế bào học để chẩn đoán loại mô học; 16 TH nhóm V do người đọc thiếu kinh nghiệm chẩn đoán.
Kết luận: Tương hợp chẩn đoán tế bào học – giải phẫu bệnh trong phân loại các carcinôm tuyến nước bọt còn thấp. Nguyên nhân do phết không đủ đặc điểm để chẩn đoán xác định, do bác sĩ tế bào học thiếu kinh nghiệm chẩn đoán. Sử dụng hệ thống Milan trong báo cáo kết quả tế bào học giúp bác sĩ lâm sàng định hướng xử trí tốt hơn, đặc biệt trong những trường hợp tế bào học chưa thể cho chẩn đoán xác định loại mô học.

 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment