Khảo sát tương quan giữa các chỉ số phế thân ký với mức độ khó thở, khả năng gắng sức

Khảo sát tương quan giữa các chỉ số phế thân ký với mức độ khó thở, khả năng gắng sức

Luận án Khảo sát tương quan giữa các chỉ số phế thân ký với mức độ khó thở, khả năng gắng sức, chất lượng cuộc sống trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là vấn đề sức khỏe cộng đồng, thể hiện qua tần suất bệnh, tỷ lệ tử vong, tỷ lệ tàn phế cao và đang tăng lên [82]. Phân tích gộp 67 nghiên cứu tại 28 nước từ 1990-2004 cho tần suất BPTNMT từ 4,9% – 9,2% [135]. Ngân hàng Thế giới năm 2001 công bố BPTNMT là nguyên nhân gây tử vong hàng thứ 5 tại các nước thu nhập cao, thứ 6 tại các nước thu nhập vừa – thấp [121]; gây tàn phế hàng thứ 7 tại các nước thu nhập cao, thứ 10 tại các nước thu nhập vừa – thấp [121]. Tổ chức Y tế Thế giới dự báo BPTNMT là nguyên nhân gây tử vong hàng thứ 4 và gây tàn phế hàng thứ 7 trên thế giới vào năm 2030 [136].

BPTNMT không chỉ là tắc nghẽn luồng khí như tên bệnh đề cập, mà là bệnh đa thành phần [25], [120] vì thế cần đánh giá toàn diện [165]. Trên lâm sàng, đánh giá toàn diện BPTNMT là để đáp ứng 6 mục tiêu điều trị: (1) giảm mức độ khó thở,
(2) tăng khả năng gắng sức, (3) tăng chất lượng cuộc sống, (4) chậm suy giảm chức năng hô hấp, (5) ngăn ngừa đợt cấp, (6) giảm tử vong của GOLD (Global Initiatives for Obstructive Lung Disease – Chiến lược toàn cầu quản lý BPTNMT) [82].
Trước 2011, GOLD đề nghị đánh giá BPTNMT dựa trên một thành phần hạn chế luồng khí với FEVi (forced expiratory volume in the first second – thể tích thở ra gắng sức trong giây đầu tiên) [79]. Đáng tiếc, FEV1 chỉ tương quan yếu đến vừa với khó thở, khả năng gắng sức, chất lượng cuộc sống, tiền căn đợt cấp [22], nên không thể đại diện đánh giá toàn diện BPTNMT. Papaioannou cho rằng cần bổ sung các thành phần khác nữa, ngoài FEV1, để đánh giá toàn diện BPTNMT [165]. Đề nghị này sau đó được khẳng định mạnh mẽ trong nghiên cứu ECLIPSE [209].
Từ 2011, GOLD đề nghị đánh giá BPTNMT dựa trên nhiều thành phần [80] và được cổ vũ nhiệt tình. Rodríguez-Roisin và Agusti kết luận: “GOLD 2011 thực sự là một cuộc cách mạng trong mô hình đánh giá toàn diện BPTNMT” [178]. Tuy nhiên, Jadwiga A Wedzicha đề nghị tìm thêm chứng cứ bổ sung cho mô hình mới vì cho rằng còn thiếu chứng cứ ủng hộ các tiêu chí cụ thể phân loại BPTNMT thành 4 nhóm A, B, C, D [213]. Đề nghị này được khẳng định trong hướng dẫn của Anh năm 2010 vốn ủng hộ đánh giá BPTNMT dựa trên nhiều thành phần nhưng không đưa tiêu chí phân loại cụ thể, quyết định như vậy vẫn không đổi tại lần xem xét lại hướng dẫn của Anh mới nhất vào tháng 7/2014 vì vẫn chưa đủ chứng cứ [148].
Thật vậy, GOLD 2014 đề nghị đánh giá triệu chứng lâm sàng BPTNMT dựa trên bộ câu hỏi khó thở cải biên mMRC (modified Medical Research Council), trắc nghiệm đánh giá BPTNMT CAT (COPD Assessment Test), bộ câu hỏi lâm sàng BPTNMT CCQ (COPD Clinical Questionaire) [81]. David Price [25] và Paul Jones [101] thấy kết quả phân loại BPTNMT dựa trên mMRC và CAT không đồng nhất. GOLD 2014 thừa nhận điểm cắt CCQ 1 – 1,5 là áp đặt [82]. GOLD 2014 đề nghị đánh giá chức năng hô hấp BPTNMT với FEVi [82]. Gagnon nêu rõ chức năng hô hấp trong BPTNMT gồm hạn chế luồng khí, tăng kháng lực đường thở và ứ khí phế nang chứ không chỉ là hạn chế luồng khí [70]. GOLD 2014 đề nghị đánh giá toàn diện BPTNMT dựa trên 3 thành phần hạn chế luồng khí, triệu chứng lâm sàng, tiền căn đợt cấp [82]. Ba thành phần đề nghị có đánh giá toàn diện được BPTNMT?
Nghiên cứu tương quan đơn biến và đa biến giữa các triệu chứng lâm sàng gồm: khó thở, khả năng gắng sức, chất lượng cuộc sống, đợt cấp và các chỉ số chức năng hô hấp gồm: hạn chế luồng khí, tăng kháng lực đường thở, ứ khí phế nang trong BPTNMT có thể cung cấp chứng cứ cho các đề nghị trên của GOLD [193].
Trên thế giới, các nghiên cứu tương quan đơn biến giữa chức năng hô hấp và triệu chứng lâm sàng cho thấy hạn chế luồng khí tương quan yếu đến vừa với khó thở, khả năng gắng sức, chất lượng cuộc sống [22], [102]; ứ khí phế nang tương quan vừa với khó thở [150] và khả năng gắng sức [158]; các nghiên cứu tương quan đa biến giữa chức năng hô hấp và triệu chứng lâm sàng để xây dựng mô hình đánh giá toàn diện [214] hoặc kiểu hình [44], [45] trong BPTNMT còn ít.
Tại Việt Nam, Ngô Quý Châu [2], [3], Lê Thị Tuyết Lan [7], Nguyễn Công Trung, Tô Vũ Khương [19], Đỗ Thị Vân [20] đã nghiên cứu khảo sát đặc điểm lâm sàng và chức năng hô hấp trong BPTNMT; Nguyễn Thúy Nga, Đồng Khắc Hưng đã khảo sát đặc điểm thông khí đường thở nhỏ [11]; Nguyễn Đình Tiến đo thể tích khí cặn với phương pháp hòa loãng khí He [17]; Nguyễn Huy Lực khảo sát đặc điểm thông khí phổi và khí máu động mạch [9] trong BPTNMT. Tại Việt Nam cũng có các nghiên cứu tương quan đơn biến giữa hạn chế luồng khí với mức độ khó thở [6]; khả năng gắng sức [12], [16]; chất lượng cuộc sống [15] cho kết quả tương tự thế giới. Chúng tôi tìm được rất ít nghiên cứu khảo sát tăng kháng lực đường thở và ứ khí phế nang trong BPTNMT [5]; chúng tôi cũng chưa tìm được nghiên cứu khảo sát tương quan đa biến giữa hạn chế luồng khí, tăng kháng lực đường thở, ứ khí phế nang và triệu chứng lâm sàng để xây dựng mô hình đánh giá toàn diện BPTNMT.

Xuất phát từ mong muốn góp phần bổ sung một số chứng cứ cho mô hình mới đánh giá toàn diện BPTNMT của GOLD, trên cơ sở tham khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Khảo sát tương quan giữa các chỉ số phế thân ký với mức độ khó thở, khả năng gắng sức, chất lượng cuộc sống trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu tổng quát:

Xây dựng mô hình đánh giá toàn diện BPTNMT.

Mục tiêu chuyên biệt:

(1) Xác định hệ số tương quan đơn biến giữa FEV1, FEV1/FVC, sGaw, FRC, RV/TLC với mức độ khó thở, khả năng gắng sức, chất lượng cuộc sống, tiền căn đợt cấp trong BPTNMT.

(2) Xác định hệ số tương quan đơn biến giữa mMRC, CCQ với mức độ khó thở, khả năng gắng sức, chất lượng cuộc sống, tiền căn đợt cấp trong BPTNMT.

(3) Xác định hệ số tương quan đơn biến giữa FEV1, sGaw, FRC trong BPTNMT.

(4) Xác định mô hình tương quan đa biến giữa FEV1, FEV1/FVC, sGaw, FRC, RV/TLC, mMRC, BDI, 6MWD, CCQ, SGRQ, tiền căn đợt cấp trong BPTNMT.

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa I
Lời cam đoan II
Mục lục III
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt V
Danh mục các bảng VIII
Danh mục các biểu đồ, sơ đồ, hình X
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
1.1 Định nghĩa và gánh nặng bệnh tật BPTNMT 5
1.2 Chức năng hô hấp trong BPTNMT 7
1.3 Triệu chứng lâm sàng trong BPTNMT 18
1.4 Tương quan chức năng hô hấp và triệu chứng lâm sàng trong BPTNMT 30
1.5 Mô hình đánh giá toàn diện BPTNMT 33
1.6 Phương pháp thống kê phân tích thành phần chính (PCA) 39
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41
2.1 Thiết kế nghiên cứu 42
2.2 Cỡ mẫu 42
2.3 Đối tượng nghiên cứu 43
2.4 Biến số nghiên cứu 47
2.5 Phân tích thống kê 59
Vấn đề đạo đức 
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 63
3.1 Tương quan đơn biến giữa FEVi, FEV1/FVC, sGaw, FRC, RV/TLC với 67 mức độ khó thở, khả năng gắng sức, chất lượng cuộc sống, tiền căn đợt
cấp trong BPTNMT
3.2 Tương quan đơn biến giữa mMRC, CCQ với mức độ khó thở, khả năng 71 gắng sức, chất lượng cuộc sống, tiền căn đợt cấp trong BPTNMT
3.3 Tương quan đơn biến giữa FEV1? sGaw, FRC trong BPTNMT 74
3.4 Tương quan đa biến giữa FEV1? FEV1/FVC, sGaw, ^ FRC, RV/TLC, 76 mMRC, BDI, 6MWD, CCQ, SGRQ, tiền căn đợt cấp trong BPTNMT
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 89
4.1 Tương quan đơn biến giữa FEV1? FEV1/FVC, sGaw, FRC, RV/TLC với 90 mức độ khó thở, khả năng gắng sức, chất lượng cuộc sống, tiền căn đợt
cấp trong BPTNMT
4.2 Tương quan đơn biến giữa mMRC, CCQ với mức độ khó thở, khả năng 100 gắng sức, chất lượng cuộc sống, tiền căn đợt cấp trong BPTNMT
4.3 Tương quan đơn biến giữa FEV1? sGaw, FRC trong BPTNMT 108
4.4 Tương quan đa biến giữa FEV1? FEV1/FVC, sGaw, ^ FRC, RV/TLC, 116
mMRC, BDI, 6MWD, CCQ, SGRQ, tiền căn đợt cấp trong BPTNMT
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 126
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN LUẬN ÁN i
TÀI LIỆU THAM KHẢO ii
PHỤ LỤC xvi
Phụ lục 1: Phiếu đồng thuận tham gia nghiên cứu xvi
Phụ lục 2: Phiếu thu thập số liệu xix
Phụ lục 3: Bộ câu hỏi BDI xxi
Phụ lục 4: Bộ câu hỏi CCQ xxii
Phụ lục 5: Bộ câu hỏi SGRQ xxiii
Phụ lục 6: Danh sách bệnh nhân tham gia nghiên cứu xxvii
TÀI LIỆU THAM KHAO
Tiếng Việt
1. Ngô Quý Châu (2003). ‘‘Tình hình bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị nội trú tại khoa hô hấp bệnh viện Bạch Mai trong 5 năm (1996 – 2000)”, Nghiên cứuy học, tập 21 (1), tr. 35 – 39.
2. Ngô Quý Châu, Đặng Duy Chính (2005). ‘‘Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, X-quang và thông khí phổi ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có giãn phế nang”. Y học thực hành, tập 2 (503), tr. 50 – 52.
3. Ngô Quý Châu, Dương Thị Hoan (2004). ‘‘Đặc điểm lâm sàng và chức năng thông khí phổi của các bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị tại khoa Hô hấp bệnh viện Bạch Mai năm 2001-2002”, Nội khoa, (1), tr. 1 – 6.
4. Tạ Hữu Duy (2011). Nghiên cứu áp dụng bộ câu hỏi CAT đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Trung tâm Hô hấp bệnh viện Bạch Mai. Luận văn thạc sỹ y học. Trường đại học Y Hà Nội.
5. Hoàng Đình Hữu Hạnh, Lê Thị Tuyết Lan (2008). ‘‘Khảo sát mối liên quan giữa độ khó thở và các thể tích phổi ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”, Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 12 (1), tr. 91 – 95.
6. Hoàng Đình Hữu Hạnh, Lê Thị Tuyết Lan (2008). ‘‘Mối liên quan giữa độ khó thở và các chỉ số hô hấp ký ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính “, Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 12 (1), tr. 96 – 99.
7. Lê Thị Tuyết Lan (2001). ‘‘Chức năng hô hấp của bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) trong giai đoạn ổn định”, Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 5 (Phụ bản 4), tr. 111-113.
8. Thái Thị Thùy Linh, Lê Thị Tuyết Lan (2012). ‘‘Ứng dụng bộ câu hỏi CAT phiên bản tiếng Việt để đánh giá chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”, Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 16 (1), tr. 33-38.
9. Nguyễn Huy Lực (2010). ‘‘Nghiên cứu đặc điểm thông khí phổi và khí máu động mạch ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)”, Y học thực hành, tập 4 (712), tr. 34 – 35.
10. Nguyễn Huy Lực, Đỗ Quyết, Tạ Bá Thắng (2012). ‘‘Cơ cấu bệnh hô hấp tại khoa lao và bệnh phổi bệnh viện 103 trong 10 năm (2001 – 2010)”, Y Dược học quân sự, (1), tr. 115 – 120.
11. Nguyễn Thuý Nga, Đồng Khắc Hưng, Nguyễn Đức Công (2005). ‘‘Đặc điểm lâm sàng và điện tim của tâm phế mạn, thông khí đường thở nhỏ trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”, YDược học quân sự, tập 30 (4), tr. 78 – 83.
12. Đỗ Thị Tường Oanh, Lê Thị Tuyết Lan (2006). ‘‘Đánh giá hiệu quả của chương trình phục hồi chức năng hô hấp bằng khoảng cách đi bộ sáu phút ở bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”, Thời sự Tim mạch học, (101), tr. 29 – 32.
13. Phan Thu Phương, Ngô Quý Châu, Dương Đình Thiện (2009). ‘‘Nghiên cứu dịch tễ học bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong dân cư huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang”, Y học thực hành, tập 12 (694), tr. 12 – 16.
14. Cao Thị Minh Tâm, Đỗ Quyết, Cao Tiến Đức (2014). ‘‘Kết quả của test Hamilton và Zung đánh giá trầm cảm, lo âu ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”, YDược học quân sự, (1), tr. 105 – 108.
15. Nguyễn Ngọc Phương Thư, Lê Thị Tuyết Lan (2005). ‘‘Khảo sát sự tương quan giữa mức độ khó thở và FEV1 với chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”, Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 9 (1), tr. 11
– 15. _ , _
16. Nguyễn Đình Tiến, Lê Văn Lễ (2008). ‘‘Khoảng cách đi bộ 6 phút, mối tương quan với một số chỉ tiêu thông khí phổi và khí động mạch ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”, YDược lâm sàng 108, tập 3 (2), tr. 52 – 56.
17. Nguyễn Đình Tiến, Nguyễn Đạo Tiến, Nguyễn Thanh Thảo (2003). ‘‘Nghiên cứu một số đặc điểm thể tích, dung tích phổi động và tĩnh ở bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”, YDược học Quân sự, (1), tr. 37 – 40.
18. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Nhà xuất bản Hồng Đức TPHCM, tr. 145 – 154.
19. Nguyễn Công Trung, Tô Vũ Khương (2009). ‘‘Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được điều trị nội trú tại Bệnh viện Chợ Rẫy”, Y Dược lâm sàng 108, tập 4 (1), tr. 62 – 65.
20. Đỗ Thị Vân (2005). ‘‘Đặc điểm lâm sàng và thông khí phổi ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Khoa Nội 2 bệnh viện Việt Tiệp năm 2003-2004”, Y học Việt Nam, tập 315 (10), tr. 43 – 52.
21. Nguyễn Thị Xuyên, Đinh Ngọc Sỹ, Nguyễn Viết Nhung (2010). ‘‘Nghiên cứu tình hình dịch tễ bệnh phổi phế quản tắc nghẽn mạn tính ở Việt nam”, Y học thực hành, tập 2 (704), tr. 3 – 8.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment