KHẢO SÁT TỶ LỆ, BIẾN CHỨNG GẦN VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN KHI SỬ DỤNG FORCEPS TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG
KHẢO SÁT TỶ LỆ, BIẾN CHỨNG GẦN VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN KHI SỬ DỤNG FORCEPS TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG
TỪ THÁNG 02/2003 ĐẾN 08/2003
Nguyễn Duy Tài*, Tô Mai Xuân Hồng*
Sanh giúp bằng forceps là thủ thuật sản khoa thường được áp dụng trong sản khoa thực hành, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào về sanh forceps được thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này để xác định tỷ lệ, đặc điểm và biến chứng của sanh forceps tại bệnh viện
Hùng Vương.
Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành từ tháng 02/2003 đến tháng 08/2003 tại Phòng sanh bệnh viện Hùng Vương, thành phố Hồ Chí Minh. Có 5526 sản phụ đến sanh, trong đó có 200 sản phụ được sanh giúp bằng forceps được khảo sát đặc điểm sanh và biến chứng sau sanh theo bảng câu hỏi.
Kết quả: Tỷ lệ sanh forceps 3,75%, phần lớn giúp sanhvì rặn không chuyển trên 50 phút (54%). Biến chứng trên sản phụ: 6,5% chủ yếu là rách tầng sinh môn độ 3, biến chứng trên thai nhi: 6% là những sang chấn nhẹ. Các yếu tố nguy cơ gây ra biến chứng gồm: Thời gian theo dõi chuyển dạ kéo dài lâu (trên 10 giờ), chỉ định sanh forceps sau ventouse thất bại, can thiệp forceps ở độ lọt +1, lực kéo nặng
tay và có xoay lúc kéo.
Bàn luận:Tỷ lệ sanh forceps hiện nay có khuynh hướng giảm dần, và chưa phổ biến rộng rãi việc dùng forceps dự phòng trong gây tê giảm đau. Các biến chứng sau sanh forceps liên quan đến quá trình theo dõi chuyển dạ và kỹ thuật giúp sanh forceps nên cần cân nhắc cẩn thận trước khi áp dụng can thiệp thủ thuật.
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất