Khảo sát tỷ lệ gen CYP1A1*2B và GSTM1 ở bệnh nhân ung đại trực tràng

Khảo sát tỷ lệ gen CYP1A1*2B và GSTM1 ở bệnh nhân ung đại trực tràng

Ung thư đại trực tràng (UTĐTT) là loại ung thư thường gặp ở các nước Phương Tây, đứng thứ 3 về tỷ lệ mắc, đứng thứ 2 về tỷ lệ tử vong chỉ sau ung thư phổi [7]. Tần suất cao này duy trì suốt 40 năm nay mặc dù tỷ lê tử vong những năm gần đây có giảm, đặc biệt là ở phụ nữ. Do sự thay đổi về thói quen sinh họat và lối sống, bệnh có xu hướng tăng lên ở Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng [68 ].
Tại Việt Nam, hiện UTĐTT xếp hàng thứ tư sau các ung thư phổi, dạ dày, gan (nam); vú, dạ dày, cổ tử cung (nữ). Theo ghi nhận của Bệnh viện K Hà Nội năm 1991 tỷ lệ là 4,3/100.000 dân, năm 1999 tỷ lệ đã là 13,3/100.000 dân [3, 7], đến năm 2000, tần suất mắc bệnh là 7,3/100.000 dân, đến nay tỷ lệ mắc là 7,5/100.000 dân, như vậy tỷ lệ mắc vẫn cao.
Hiện nay, các biện pháp phát hiện sớm ung thư đại trực tràng bao gồm: xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân; nội soi đại trực tràng (với những người > 50 tuổi, đặc biệt từng bị hoặc có người thân bị u tuyến, các hội chứng đa polyp, ung thư đại trực tràng, các bệnh viêm ruột…). Ngoài ra, có thể sử dụng một số dấu ấn khối u như CEA (Carcino Embronic Antigen); CA 19-9 (Carbohydrat Antigen 19-9). nhưng độ đặc hiệu của các xét nghiệm này không cao. So với các ung thư khác ở đường tiêu hoá (ví dụ: dạ dày, thực quản, gan, tuỵ…), UTĐTT có tiên lượng tốt hơn cả, trên 50% bệnh nhân sống trên 5 năm nên UTĐTT được coi là chữa khỏi bệnh nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
UTĐTT gắn liền với nhiều yếu tố nguy cơ: sự thay đổi trong thói quen ăn uống (ăn nhiều mỡ động vật, thịt hun khói, ít hoa quả tươi và chất xơ…), các yếu tố di truyền, người có viêm loét đại tràng mạn tính, tiền sử gia đình có người bị bất cứ bệnh ung thư nào, người ít vận động, nghiện rượu. đều là những người có nguy cơ cao, nhất là với những người trên 50 tuổi.
Mối liên quan giữa nguy cơ ung thư với các gen nhạy cảm đã được nhiều nghiên cứu đề cập. Các gen này phối hợp với nhau và tương tác với các yếu tố khác có vai trò quan trọng làm tăng hoặc giảm nguy cơ cũng đã được xác định [18, 36, 64].
Cytochrome P450 1A1 (CYP1A1) là gen mã hoá cho enzym thuộc Cytochrome P450 tham gia vào quá trình chuyển hoá, đào thải các xenobiotic, trong đó có các chất gây UT. Trong giai đoạn I của quá trình này, CYP1A1 tham gia hoạt hoá các chất gây UT. Do đó khi CYP1A1 tăng hoạt tính có thể làm tăng nguy cơ bị UT. Hiên nay, người ta đã phát hiên ra có mối liên quan giữa tính đa hình thái của gen CYP1A1 với một số loại UT như: UTĐTT, UT dạ dày, UT phổi, UT vú…. [31, 35, 42], trong đó chủ yếu là các kiểu gen: CYP1A1*2A, CYP1A1*2B, CYP1A1*4.
Glutathione S transferase M1 (GSTM1) cũng là gen mã hóa cho enzym tham gia vào quá trình chuyển hoá, đào thải các chất gây UT. Trong khi CYP1A1 có chức năng hoạt hoá thì GSTM1 là một trong những enzym của giai đoạn II có chức năng chuyển các chất gây UT, đã được CYP1A1 hoạt hoá, thành dạng không độc để đào thải ra ngoài. Khi không có gen này, nguy cơ UT phổi, bàng quang.. tăng lên có ý nghĩa thống kê [27, 30, 66]. Do đó, tùy sự phối hợp hoạt động của hai loại gen này mà chúng sẽ tham gia vào hoạt hóa hay loại bỏ các chất gây UT và làm tăng hoặc giảm nguy cơ UT ở các tạng khác nhau trong cơ thể.
Nghiên cứu tìm hiểu sự tác động của các gen nhạy cảm góp phần phát hiên sớm những trường hợp bị UTĐTT ở mức phân tử, nhằm giảm thiểu tác hại của nó đối với người bênh cũng như cộng đồng. Ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào đánh giá sự tác động của hai gen này ở bệnh nhân UTĐTT, trong khuôn khổ luận văn này chúng tôi tiến hành nghiên cứu
Khảo sát tỷ lệ gen CYP1A1*2B và GSTM1 ở bệnh nhân ung đại trực tràng”, nhằm hai mục tiêu sau:
1.    Xác định tỷ lê gen CYPlAl*2B và GSTMl ở nhóm bênh nhân ung thư đại trực tràng và nhóm chứng.
2.    Tim hiểu môi liên quan giữa gen CYPlAl*2B và GSTMl với bênh ung thư đại trực tràng.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN    4
1.    TÌNH    HÌNH MẮC BỆNH UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG    4
1.1.    Trên thế giới    4
1.2.    Tại Việt Nam    4
2.    NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ    5
2.1.    Chế độ dinh dưỡng    5
2.2.    Tổn thương viêm mạn tính    6
2.3.    Yếu tố di truyền    6
2.3.1.    Các yếu tố di truyền trong ung thư đại trực tràng không có đa
polyp (Hội chứng Lynch)    7
2.3.2.    Các yếu tố di truyền trong ung thư đại trực tràng có đa polyp. 8
3.    CHẤT GÂY UNG THƯ    9
4.    GEN CYP1A1 VÀ GSTM1 TRONG UNG THƯ VÀ UTĐTT    11
4.1.    Tính đa hình thái của gen CYP1A1    11
4.2.    Tính đa hình thái của gen GSTM1    13
4.3.    Vai trò của gen CYP1A1 và gen GSTM1 trong ung thư và
UTĐTT    15
5.    Kỹ thuật PCR(Polymerase Chain Reaction)    18
6.    Kỹ thuật Sequencing    19
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    20
2.1.    ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN cúu    20
2.1.1.    Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu    20
2.1.2.    Đối tượng nghiên cứu được thu thập tại 03 Bênh viên    20
2.2.    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cúu    20
2.2.1.    Thiết kế nghiên cứu    20
2.2.2.    Cỡ mẫu nghiên cứu    20
2.2.3.    Các bước nghiên cứu    21
2.3.    CÁC KỸ THUẬT XÁC ĐỊNH GEN CYP1A1*2B VÀ GSTM1 22
2.3.1.    Kỹ thuật PCR    22
2.3.3.    Kỹ thuật Sequencing    34
2.4.    Địa điểm nghiên cứu    36
2.5.    Xử lý số liêu    36
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    37
3.1.    THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU    37
3.2.    KẾT QUẢ CHIẾT TÁCH DNA    38
3.3.    KIỂU GEN CYP1A1*2B    45
3.2.    GEN GSTM1    49
3.5.    MỐI LIÊN QUAN GIỮA GEN CYP1A1*2B, ỆN GEN GSTM1
VÀ UTĐTT    53
3.6.    KẾT QUẢ TÁCH DÒNG GIẢI TRÌNH TỰ GEN    40
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN    54
4.1.    KẾT QUẢ TÁCH DÒNG GIẢI TRÌNH Tự GEN       
4.2.    THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU    55
4.3.    TỶ LỆ KIỂU GEN CYP1A1 *2B    56
4.4.    GEN GSTM1    60
4.5.    MỐI LIÊN QUAN GIỮA KIỂU GEN CYP1A1*2B, GSTM1 VÀ
UTĐTT    62
KẾT LUẬN    66
KIẾN NGHỊ    67
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment