KHẢO SÁT TỶ LỆ HIỆN MẮC VIÊM ÂM ĐẠO Ở PHỤ NỮ QUANH TUỔI MÃN KINH TẠI TP. HCM
KHẢO SÁT TỶ LỆ HIỆN MẮC VIÊM ÂM ĐẠO Ở PHỤ NỮ QUANH TUỔI MÃN KINH TẠI TP. HCM
Trần Thị Lợi
*
, Lê Văn Hiền
**
TÓM TẮT
Trong khoảng thời gian từ 15/7/2003 đến ngày 15/11/2003 chúng tôi đã thực hiện một nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 1700 phụ nữ quanh và sau tuổi mãn kinh sống tại Q.1, 2, 9 và huyện Củ Chi, Tp. HCM với mục đích xác định tỷ lệ hiện mắc của viêm âm đạo và các yếu tố liên quan ở đối tượng này. Thu thập số liệu bằng phỏng vấn trực tiếp, khám lâm sàng và soi tươi huyết trắng 1700 phụ nữ lứa tuổi từ 40 đến 65. Tỷ lệ tạp khuẩn âm đạo có triệu chứng là 15,3% (kinh nguyệt còn bình thường), 16,4% (tiền mãn kinh), 12,6% (mãn kinh), tạp khuẩn âm đạo không triệu chứng là 18,4% (kinh nguyệt còn bình thường), 17% (tiền mãn kinh), 14,4% (mãn kinh), viêm âm đạo do nấm: 5,8% (kinh nguyệt còn bình thường), 2,4% (tiền mãn kinh), 3,4% (mãn kinh), do Trichomonas: 0,6%, nhiễm khuẩn âm đạo do Gardnerella vaginalis: 6,3% (kinh nguyệt còn bình thường), 3,8% (tiền mãn kinh), 2% (mãn kinh). Các yếu tố như mức sống, dùng thuốc rửa và cách rửa không liên quan có ý nghĩa thống kê với viêm âm đạo (với p > 0,05). Ở lứa tuổi từ 40 – 65 ít gặp viêm âm đạo do Trichomonas vaginalis, nấm, Gardnerelle vaginalis. Chủ yếu là tình trạng khô, teo âm đạo với lượng lactobacilli rất ít và tạp khuẩn âm đạo. Điều này do phụ nữ quanh tuổi mãn kinh nồng độ estrogen giảm thấp, niêm mạc âm đạo mỏng, pH âm đạo tăng làm thay đổi chủng vi trùng thường trú trong âm đạo.
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất