KHẢO SÁT TỶ LỆ SA SÚT TRÍ TUỆ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN THEO THANG ĐIỂM MMSE Ở NGƯỜI BỆNH CAO TUỔI TẠI PHÒNG KHÁM LÃO KHOA BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHẢO SÁT TỶ LỆ SA SÚT TRÍ TUỆ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN THEO THANG ĐIỂM MMSE Ở NGƯỜI BỆNH CAO TUỔI TẠI PHÒNG KHÁM LÃO KHOA BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC KHẢO SÁT TỶ LỆ SA SÚT TRÍ TUỆ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN THEO THANG ĐIỂM MMSE Ở NGƯỜI BỆNH CAO TUỔI TẠI PHÒNG KHÁM LÃO KHOA BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.Già hóa dân số là hiện tượng mang tính chất toàn cầu, số lượng người từ 60 tuổi trở lên hiện nay trên thế giới là khoảng 600 triệu người và sẽ tăng gấp đôi vào năm 2025, trong đó gần ba phần tư số này thuộc về các nước đang phát triển [116]. Việt Nam cũng không ngoại lệ, nước ta đã chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số với tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên là 10,1% và người từ 65 tuổi trở lên là 7,2% [19]. Chúng ta đang phải đối mặt với sự gia tăng các bệnh mạn tính – một nhóm bệnh đặc trưng của tuổi già, điển hình là tình trạng sa sút trí tuệ, với tỷ lệ mắc SSTT tăng gấp đôi mỗi 5 năm sau 60 tuổi [95].
Sa sút trí tuệ (SSTT) là hội chứng rất thường gặp ở NCT, là một trong những nguyên nhân gây tàn phế, tăng tần suất nhập viện và ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sống ở NCT [62]. Khoảng 6-10% người trên 60 tuổi mắc SSTT.


Tỷ lệ mắc mới SSTT tăng nhanh, từ 0,2 – 0,5% ở tuổi 60, tăng lên 4-11% ở tuổi 85. Theo WHO, năm 2015 số người SSTT trên thế giới là 47,5 triệu người, dự báo đến năm 2030, con số này tăng lên 75,63 triệu người, đến năm 2050 con số này sẽ tăng gấp ba lần khoảng 135,5 triệu, trong đó 71% là ở các nước có thu nhập thấp và trung bình [118].
Trên thế giới, có rất nhiều nghiên cứu xác định tỷ lệ hiện mắc SSTT và các vấn đề liên quan. Nghiên cứu của Prine năm 2010 cho thấy tần suất SSTT do mọi nguyên nhân ở người từ 60 tuổi trở lên là từ 5% đến 7%, cao nhất ở vùng châu Mĩ La Tinh chiếm tới 8,5%. Nghiên cứu này cũng ước tính rằng, số lượng người mắc SSTT sẽ tăng gấp đôi mỗi 20 năm, từ 35,6 triệu người trong năm 2010 đến 65,7 triệu người trong năm 2030 và lên tới 115,4 triệu người vào năm 2050. Trong đó, 58% người SSTT sống ở các nước có thu nhập thấp hoặc thu nhập trung bình [95]. Tại bệnh viện, tỷ lệ này cao hơn rất nhiều, vì người bệnh mắc SSTT thường có xu hướng nhập viện nhiều lần hơn, nguy cơ nhập viện ở người bệnh mắc SSTT cao gấp 1,4- 3,6 lần so với những người bệnh không bị SSTT [75]. Nghiên cứu của tác giả Mukadam năm 2011, tổng hợp các nghiên cứu về SSTT tại bệnh viện tại nhiều khoa phòng khác nhau như khoa Cấp Cứu, khoa Nội, khoa Ngoại, khoa Lão… cho thấy tỷ lệ SSTT là từ 19 đến 63%, trong đó, tác giả nhận định tỷ lệ này ở khoa Lão và các đơn vị Lão Khoa chiếm tỷ lệ cao nhất [80]. Tại Việt Nam, các nghiên cứu về SSTT trên NCT đa phần được thực hiện tại cộng đồng trong phạm vi quận, thành phố như tại Thành Phố Hồ Chí Minh là 4,8% [20], thành phố Huế là 9,4% [46], 2 quận tại Hà Nội là 4,2% [4]. Các nghiên cứu thực hiện tại bệnh viện thường được thực hiện trênđối tượng người bệnh sau đột quỵ, tại khoa Nội Thần Kinh hoặc tại khoa Nội Tiết trên đối tượng NCT mắc đái tháo đường, và có ít nghiên cứu tiến hành tại Phòng khám Lão khoa, nơi tập trung rất nhiều người bệnh cao tuổi [4],[20] [15], [18], [20]. Do đó, rất cần thiết tiến hành các nghiên cứu xác định tỷ lệ hiện mắc SSTT ở đối tượng NCT đến khám tại Phòng khám Lão khoa, nhằm nâng cao nhận thức về bệnh lý này ở bác sĩ Lão khoa, giúp phát hiện sớm và điều trị SSTT hiệu quả hơn.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm tìm ra tỷ lệ sa sút trí tuệ và suy giảm nhận thức nhẹ ở Phòng khám Lão khoa BV Đại học Y Dược TPHCM, từ đó nâng cao nhận thức về bệnh lý này ở các bác sĩ Lão khoa và phát hiện sớm bệnh lý này ở người bệnh cao tuổi để có chiến lược can thiệp hiệu quả, cải thiện chất lượng sống, cũng như giảm hậu quả nặng nề của bệnh SSTT cho NCT, gia đình và xã hội.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
Xác định tỷ lệ SSTT và các yếu tố liên quan theo thang điểm MMSE ở người bệnh cao tuổi tại Phòng khám Lão khoa Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
MỤC TIÊU CỤ THỂ
1. Xác định tỷ lệ SSTT theo thang điểm MMSE ở người bệnh cao tuổi tại Phòng khám Lão khoa Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Xác định mối liên quan giữa một số yếu tố với SSTT: tuổi, giới, trình độ học vấn, bệnh đi kèm, vấn đề sử dụng thuốc ở người bệnh cao tuổi tại Phòng khám Lão khoa Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
Danh mục các hình- sơ đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………………………… 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU…………………………………………………………………… 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU…………………………………………… 4
1.1 Tổng quan về người cao tuổi ……………………………………………………………. 4
1.1.1 Định nghĩa người cao tuổi ……………………………………………………………. 4
1.1.2 Quá trình già hóa dân số ………………………………………………………………. 5
1.2 Sa sút trí tuệ………………………………………………………………..6
1.2.1 Khái niệm SSTT …………………………………………………………………………. 6
1.2.2 Lão hóa não và SSTT…………………………………………………………………… 6
1.2.3 Chẩn đoán sớm SSTT ………………………………………………………………….. 7
1.2.4 Các yếu tố nguy cơ của SSTT ………………………………………………………. 8
1.2.5 Đánh giá thần kinh tâm lý ở người bệnh SSTT……………………………… 11
1.2.6 Tiêu chuẩn chẩn đoán SSTT……………………………………………………….. 12
1.2.7 Các giai đoạn của SSTT……………………………………………………………… 14
1.2.8 Các bệnh đi kèm ở người bệnh SSTT…………………………………………… 15
1.2.9 Các nghiên cứu xác định tỷ lệ SSTT ……………………………………………. 16
1.3 Ảnh hưởng của SSTT lên các hoạt động chức năng hằng ngày …………… 21
.
Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.1.3.1 Định nghĩa hoạt động chức năng …………………………………………………. 21
1.3.2 Thang điểm đánh giá về hoạt động chức năng hàng ngày……………….. 21
1.3.3 Mối liên quan giữa SSTT và hạn chế HĐCN………………………………… 22
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU….. 25
2.1 Đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………………………. 25
2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu……………………………………………………. 26
2.3 Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………………… 26
2.4 Các bước tiến hành nghiên cứu……………………………………………………….. 28
2.5 Phân loại và định nghĩa biến số ………………………………………………………. 30
2.6 Y đức của nghiên cứu ……………………………………………………………………. 35
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………….. 36
3.1 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu………………………………………………………… 36
3.1.1 Tuổi …………………………………………………………………………………………. 36
3.1.2 Giới …………………………………………………………………………………………. 37
3.1.3 BMI …………………………………………………………………………………………. 37
3.1.4 Hoàn cảnh xã hội ……………………………………………………38
3.1.5 Hội chứng lão hóa ……………………………………………………………………… 40
3.2 Tỷ lệ SSTT và suy giảm nhận thức nhẹ ở người cao tuổi……………………. 43
3.3 Mối liên quan giữa một số yếu tố với SSTT……………………………………… 44
3.3.1 Mối liên quan giữa các yếu tố nhân trắc với SSTT ………………………… 44
3.3.2 Mối liên quan giữa hoàn cảnh xã hội với SSTT…………………………….. 46
3.3.3 Mối liên quan giữa các hội chứng lão hóa với SSTT ……………………… 48
3.3.4 Mối liên quan giữa các bệnh đi kèm với SSTT ……………………………… 52
3.3.5 Mối liên quan giữa tình trạng sử dụng đa thuốc với SSTT ……………… 54
3.3.6 Các yếu tố liên quan SSTT bằng mô hình hồi quy đa biến ……………… 55
Chương 4. BÀN LUẬN……………………………………………………………. 58
4.1 Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu………………………………………………. 58
4.2 Đặc điểm SSTT…………………………………………………………………………….. 60
4.2.1 Tỷ lệ SSTT……………………………………………………………………………….. 60
.
Tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ và Quy định truy cập tài liệu điện tử.
Ghi rõ nguồn tài liệu này khi trích dẫn.4.2.2 Tỷ lệ mắc suy giảm nhận thức nhẹ ………………………………………………. 62
4.2.3 Các giai đoạn SSTT …………………………………………………………………… 63
4.3 Mối liên quan giữa một số yếu tố với SSTT……………………………………… 64
4.3.1 Mối liên quan giữa các yếu tố nhân trắc với SSTT ………………………… 64
4.3.2 Mối liên quan giữa hoàn cảnh xã hội với SSTT…………………………….. 65
4.3.3 Mối liên quan giữa các hội chứng lão hóa với SSTT ……………………… 67
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………….. 77
KIẾN NGHỊ ………………………………………………………………………………………. 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng thu thập số liệu
Phụ lục 2: Đánh giá hoạt động sống cơ bản hàng ngày ADL
Phụ lục 3: Đánh giá hoạt động sinh hoạt hàng ngày IADL
Phụ lục 4: Một số tiêu chuẩn chẩn đoán
DANH SÁCH BỆNH NHÂN THAM GIA NGHIÊN CỨU
QUYẾT ĐỊNH CHẤP THUẬN (CHO PHÉP) CỦA HỘI ĐỒNG ĐẠO
ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU Y SINH HỌC CỦA ĐẠI HỌC Y DƯỢC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KẾT LUẬN CỦA HỘI ĐỒNG
BẢN NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI PHẢN BIỆN 1
BẢN NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI PHẢN BIỆN 2
GIẤY XÁC NHẬN ĐÃ BỔ SUNG, SỬA CHỮA LUẬN VĂN THEO Ý
KIẾN HỘI ĐỒNG

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Phân loại MCI các giai đoạn của SSTT …………………………………… 29
Bảng 3.1 Đặc điểm về tuổi của mẫu nghiên cứu …………………………………….. 36
Bảng 3.2 Đặc điểm về nhóm tuổi của mẫu nghiên cứu ……………………………. 36
Bảng 3.3 Một số đặc điểm về hoàn cảnh xã hội ……………………………………… 38
Bảng 3.4 Một số đặc điểm về đánh giá suy yếu, lão khoa………………………… 40
Bảng 3.5 Các bệnh lý đi kèm thường gặp và tình trạng đa bệnh, đa thuốc … 41
Bảng 3.6 Tỷ lệ SSTT và MCI ở người bệnh cao tuổi………………………………. 43
Bảng 3.7 Tỷ lệ các giai đoạn SSTT theo nhóm tuổi ………………………………… 44
Bảng 3.8 Mối liên quan giữa tuổi với SSTT và MCI ………………………………. 44
Bảng 3.9 Mối liên quan giữa nhóm tuổi, giới tính với SSTT ……………………. 45
Bảng 3.10 Mối liên quan giữa hoàn cảnh xã hội với SSTT………………………. 46
Bảng 3.11 Mối liên quan giữa té ngã, suy yếu với SSTT…………………………. 48
Bảng 3.12 Mối liên quan giữa hạn chế ADL với SSTT …………………………… 49
Bảng 3.13 Mối liên quan giữa hạn chế ADL theo giai đoạn SSTT……………. 50
Bảng 3.14 Mối liên quan giữa loại hoạt động ADL bị hạn chế với SSTT ….. 50
Bảng 3.15 Mối liên quan giữa các bệnh đi kèm với SSTT……………………….. 52
Bảng 3.16 Mối liên quan giữa tình trạng đa thuốc với SSTT……………………. 54
Bảng 3.17 Các yếu tố liên quan SSTT bằng mô hình hồi quy đa biến……….. 5

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment