KHẢO SÁT TỶ LỆ VÀ TÍNH ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CÁC CHỦNG ESCHERICHIA COLI

KHẢO SÁT TỶ LỆ VÀ TÍNH ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CÁC CHỦNG ESCHERICHIA COLI

KHẢO SÁT TỶ LỆ VÀ TÍNH ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CÁC CHỦNG ESCHERICHIA COLI MANG GEN SINH ĐỘC TỐ GÂY TIÊU CHẢY CẤP Ở TRẺ EM
Thị Ái Vy Lê 1, Huỳnh Đức Vương 2, Thị Thanh Thảo Đặng 2, Thiên Phú Trương 3
Đặt vấn đề: Escherichia coli (E. coli) là một trong những tác nhân quan trọng gây tiêu chảy ở trẻ em. Tuy nhiên với phương pháp nuôi cấy thông thường thì không thể phân biệt được E. coli gây bệnh hay E. coli thường trú. Chính vì vậy, multiplex real-time PCR xác định E. coli mang gen sinh độc tố rất quan trọng trong việc điều tra căn nguyên bệnh. Nghiên cứu khảo sát tỷ lệ và tính đề kháng kháng sinh của những chủng E. coli mang gen sinh độc tố gây tiêu chảy cấp ở trẻ em. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ các chủng  Escherichia coli mang gen sinh độc tố bao gồm EAEC, ETEC, EPEC, EHEC, E. coli O157 tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Lạt. Khảo sát tính đề kháng kháng sinh, sự sinh men ESBL, đa kháng kháng sinh (MDR) của các chủng  Escherichia coli mang gen sinh độc tố. Đối tượng và phương pháp: Khảo sát trên 81 chủng Escherichia coli phân lập từ mẫu phân trẻ em dưới 5 tuổi bị tiêu chảy tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Lạt. Sử dụng kỹ thuật multiplex real-time PCR để định danh  các chủng E. coli mang gen sinh độc tố và kỹ thuật khuếch tán trên thạch để xác định tính đề kháng kháng sinh, sự sinh men ESBL, đa kháng kháng sinh (MDR) của các chủng E. coli mang gen sinh độc tố. Kết quả: Trong 81 chủng E. coli, phân lập được 9 chủng (11,1% ) E. coli mang gen sinh độc tố, trong đó EAEC chiếm tỷ lệ cao nhất (4 chủng; 4,9%), tiếp đến nhóm EPEC (2 chủng; 2,5%) và EHEC (2 chủng; 2,5%), ETEC (1 chủng; 1,2%). Không có trường hợp nào nhiễm E. coli O157 hay đồng nhiễm 2 nhóm trở lên. Trong số 9 chủng E. coli mang gen sinh độc tố có 4 chủng sinh ESBL (44,4%), 7 chủng là chủng đa kháng thuốc (77,8%). Tỷ lệ đề kháng Trimethoprim-Sulphamethoxazole (SXT) cao nhất (88,9%), tỷ lệ đề kháng với các Cephalosporin cũng khá cao chiếm 77,8%, trong khi đó 100% các chủng nhạy cảm với Amikacin, Imipenem và Meropenem. Kết luận:Multiplex Real-time PCR xác định E. coli mang gen sinh độc tố gây tiêu chảy giúp phân biệt với E. coli thường trú từ đó lựa chọn phác đồ điều trị thích hợp.

Bệnh  tiêu  chảy  là  một  vấn  đềsức  khỏe nghiêm  trọng  trong  cộng  đồng  và  là  nguyên nhân  chính  gây  nên  tình  trạng  bệnh  tật  và  tửvong  trên  toàn  cầu.  Tiêu  chảy  là  nguyên  nhân thứhai gây tửvong ởtrẻem dưới 5 tuổi, nhất là các nước đang phát triển3.  Theo  Thống  kê  của Tổchức Y tếThếgiới, tình trạng tửvong do tiêu chảy ởtrẻem dưới  5  tuổi  khoảng  1,5  triệu  mỗi năm, hơn 80% tỷlệtửvong xảy ra ởchâu Phi và Đông Nam Á3. Căn nguyên gây tiêu chảy  rất đa dạng và E. colilà một trong những tác nhân gây tiêu  chảy  nghiêm  trọng,  thường  gặp ởtrẻem dưới 5 tuổi. Dựa vào khảnăng gây tiêu chảy, E. coli được chia thành các 6 nhóm bao gồm: ETEC (Enterotoxigenic),     EPEC     (Enteropathogenic), EIEC (Enteroinvasive), EHEC (Enterohaemorrhagic), EAEC (Enteroaggregative) và  DAEC  (Diffusely  adherent).  Tình  trạng  đa kháng  kháng  sinh  của  các  chủng E.  colimang gen sinh độc  tốgây  ra  nhiều  thách  thức  trong điều  trị.  Sựsản  xuất  enzyme β-lactamase  phổrộng  (ESBL)  là  một  trong  những  cơ  chếchính dẫn đến  sựđa kháng. Men β-lactamase  giúp  vi khuẩn  đềkháng   tất   cảkháng   sinh   nhóm penicillins,    cephalosporin    thế    hệ  1,  2,  3,  4, monobactam (aztreonam) và có xu hướng giảm nhạy cảm hay đề kháng carbapenem. E. colilà vi khuẩn thường trú trong hệ đường ruột nên việc tăng các chủng sản xuất ESBL là đặc biệt đáng lo ngại.  Trên  nhiều  chủng E.  colisinh  ESBL,  các plasmid không chỉ mang gen mã hóa sinh ESBL mà còn kèm các gen kháng kháng sinh khác dẫn đến tình trạng kháng đồng thời nhiều loại kháng sinh.  Do  đó  tình  trạng  nhiễm  trùng  đặc  biệt nghiêm trọng ở trẻ em khi các lựa chọn điều trị bị hạn chế và ít kháng sinh được chấp nhận sử dụng cho trẻ em.Sử  dụng  kháng  sinh  không  đúng  cách,  dự phòng  khi  chưa  có  kết  luận  chính  xác  về  tác nhân  gây  bệnh  là  nguyên  nhân  dẫn  đến  tình trạng kháng kháng sinh ngày càng gia tăng, nhất là ở trẻ em. Hiện tại với phương pháp nuôi cấy thông thường thì không thể phân biệt được E. coligây bệnh hay E.  colithường trú để có liệu pháp điều trị thích hợp, do đó multiplex real-time PCR xác định E.  coli mang  gensinh độc tố rất quan trọng trong việc điều tra căn nguyên bệnh. Do  đó  chúng  tôi  tiến  hành  nghiên  cứu  đề  tài: “Khảo sáttỷ lệ và tính đề kháng kháng sinh các chủng Escherichia colimang gen sinh độc tố gây tiêu chảy cấp ở trẻ em”

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment