Khảo sát và đánh giá thực trạng cung ứng thuốc thiết yếu tại một số tỉnh thành từ năm 1992- 2000
Khảo sát và đánh giá thực trạng cung ứng thuốc thiết yếu tại một số tỉnh thành từ năm 1992- 2000.Chăm sóc sức khoẻ nhân dân là chiến lược y tế hàng đầu của đại đa số quốc gia. Vì sức khoẻ là vốn quý nhất của con người, con ngưòi là nguồn tài nguyên quý báu nhất quyết định sự phát tìiển cuả đất nước vì vậy đầu tư cho sức khoẻ để mọi ngưòi được chăm sóc sức khoẻ chính là đầu tư cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.Việt Nam đang trong quá trình đổi mới, sự phát triển kinh tế xã hội gắn bó mật thiết với sự phát triển y tế trong đó có ngành Dược. Nhu cầu về chăm sóc sức khoẻ ngày càng tăng, chất lượng phục vụ đòi hỏi ngày càng cao trong đó có vấn đề thuốc.
Thuốc chữa bệnh là một hàng hoá đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người, chính vì vậy mà việc cung ứng thuốc không giống như việc cung ứng các mặt hàng thương mại khác. Trong những năm qua cùng với sự đổi mới của nền kinh tế hoạt động cung ứng thuốc đã có những bước tiến bộ đáng kể, đã phục vụ tương đối đầy đủ kịp thời cho công tác phòng chữa bệnh và nâng cao sức khoẻ nhân dân. Bộ y tế đã đánh giá “Ngành Dược đã có thành tích nổi bật là đảm bảo tốt nhu cầu về thuốc phòng chữa bệnh cho nhân dân khắc phục được tình trạng thiếu thuốc trong những năm trước đây”. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường cũng phát sinh nhiều đặc điểm phức tạp đó là sự cạnh tranh không lành mạnh trên thị
trường thuốc, sự lạm dụng thuốc gia tăng, một số quy chế của ngành dược bị vi phạm, tính mạng người dùng thuốc có nguy cơ bị đe doạ.
Từ những thực tế của hoạt động cung ứng thuốc, để nâng cao chất lượng của hoạt động cung ứng thuốc, tăng cường và tìm ra những biện pháp hữu hiệu trong quản lý các đối tượng tham gia cung ứng thuốc, thực hiện tốt pháp lệnh hành nghề y,
dược tư nhân, đảm bảo công bằng trong công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Chính vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài “Khảo sát và đánh giá thực trạng cung ứng thuốc thiết yếu tại một số tỉnh thành từ năm 1992- 2000” với các mục tiêu sau:
– Khảo sát thực trạng cung ứng thuốc theo một số chỉ tiêu cơ bản của hệ thống cung ứng thuốc ở các tỉnh thành,
– Từ đó phân tích đánh giá những ưu điểm, tồn tại trong hoạt động cung ứng thuốc, nguyên nhân cách khắc phục.
– Đưa ra những đề xuất, giải pháp khả thi nhằm phát huy và giữ vững những kết quả đạt được, hạn chế những mặt tiêu cực trong hoạt động cung ứng thuốc.
MỤC LỤC
TÊN MỤC
ĐẶT VẤN Đẩ 1
PHẦN I.TổN G QUAN 2
1.1. Khái niệm thuốc thiết yếu 2
1.2. Hoạt động chưoỉng trình thuốc thiết yếu trên thế giới 2
1.3. Hoạt động chương trình thuốc thiết yếu ở Việt Nam. 4
1.4. Quan niêm của W.H.O về tiêu chuẩn đánh giá cung ứng thuốc tốt 5
PHẦN 2. KHẢO SẢT VÀ KẼT QUẢ 9
2.1. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 9
2.2. Kết quả nghiên cứu 11
2.2.1. Đánh giá màng lưới cung ứng thuốc của một số tỉnh 11
2.2.2. Khảo sát nguồn thuốc của các cơ sở bán thuốc. 13
2.2.3. Trình độ chuyên môn của đội ngũ bán thuốc. 17
2.2.4. Nghiên cứu việc kê và bán thuốc thiết yếu. 24
2.2.5. Tình hình chất lượng thuốc 36
2.2.6. Phương thức phục vụ của các loại hình bán thuốc. 40
2.2.7. Hệ thống cung ứng và quản lý trong cung ứng 44
2.2.8. Khảo sát về vốn thuốc 46
PHẦN 3. KÍT LUẬN VẢ ĐỀ XUÂT
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
PHỤ LỤC.