KHẢO SÁT VI KHUẨN ESCHERICHIA COLI SINH ENZYME β LACTAMASE PHỔ RỘNG PHÂN LẬP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ
KHẢO SÁT VI KHUẨN ESCHERICHIA COLI SINH ENZYME β LACTAMASE PHỔ RỘNG PHÂN LẬP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ
Võ Thái Dương1, Đỗ Hoàng Long2, Nguyễn Thị Diệu Hiền3
1 Phòng khám Đa khoa Phương Đức, Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
3 Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Hiện nay, một vấn đề đang được quan tâm là nhiễm khuẩn do trực khuẩn Gram âm sinh men β-lactamase phổ rộng. ESBL có khả năng ly giải các cephalosporins, gây nhiều khó khăn cho việc chọn lựa kháng sinh. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm: (1) xác định tỷ lệ vi khuẩn Escherichia coli sinh ESBL, (2) khảo sát tính kháng thuốc của các chủng này. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 392 chủng Escherichia coli thu thập từ nuôi cấy mẫu bệnh phẩm của các bệnh nhân nhiễm trùng tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ tháng 07/2021 – 05/2022. Tiến hành thử nghiệm xác định sinh ESBL bằng 2 phương pháp đĩa kết hợp và máy tự động phoenix M50. Kết quả: Tỷ lệ sinh ESBL của Escherichia coli là 60,7% với phương pháp đĩa kết hợp và 58,9% với máy tự động Phoenix M50. Các vi khuẩn sinh men ESBL ngoài việc đề kháng với nhóm cephalosporin cũng đề kháng với các nhóm kháng sinh khác như aminoglycosides, penicillins và fluoroquinolones đăc biệt là levofloxacin, vẩn còn nhạy cảm với nhóm Carbapenems. Kết luận: Vi khuẩn Escherichia coli tiết ESBL thực sự là gánh nặng trong điều trị nhiễm khuẩn. Cần phải cấy máu và làm kháng sinh đồ sớm phát hiện chủng vi khuẩn tiết ESBL để có hướng điều trị thích hợp giảm được chi phí điều trị.
Tình hình kháng kháng sinh của vi khuẩn Gram âm gây bệnh thường gặp chiếm tỷ lệ cao (70%), một trong số các vi khuẩn chiếm ưu thế trong việc gây bệnh thường gặp là Escherichia coli (E.coli). Escherichia coli là một căn nguyên gây bệnh thường gặp và nguy hiểm bởi mức độ kháng kháng sinh ngày càng tăng vìbản thân loại vi khuẩn này cókhảnăng sinh được enzyme β lactamase phổrộng (ESBL: Extended Spectrum Beta-lactamase) [8]. Enzyme này làm biến đổi, pháhủy cấu trúc hóa học của kháng sinh, cókhảnăng phân giải hầu hết các loại kháng sinh thuộc nhóm β lactam, đặc biệt đối với penicillins vàcephalosporins thếhệthứ3. Đểtránh tình trạng đa kháng trên lâm sàng, điều cấp thiết nhất đặt ra làlàm thếnào đểphát hiện nhanh, chính xác được Escherichia colisinh ESBL sẽgiúp các bác sĩlựa chọn kháng sinh phùhợp nhất đểđiều trịcho bệnh nhân, chính xác Escherichia coli sinh enzyme ESBL có ý nghĩa quan trọng trên lâm sàng. Trên cơ sở đó chúng tôi thực hiện nghiên cứu với mục tiêu:1. Xác định tỷ lệ vi khuẩn Escherichia coli sinh ESBL2.Khảo sát tính kháng thuốc của các chủng
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Escherichia coli, ESBL, đĩa kết hợp, máy Phoenix M50
Tài liệu tham khảo
1. Lương Hồng Loan, Hùynh Minh Tuấn (2020), Trực khuẩn gram âm tiết ESBL và phổ đề kháng kháng sinh tại Bệnh viện Y học TP. Hồ Chí Minh, 24(2), tr. 223-229.
2. Mai Thị Thu Huyền, Nguyễn Đình Duy, Nguyễn Hữu Lân (2018), Các vi khuẩn thường gặp và tính đề kháng kháng sinh của chúng tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch từ 11/2016 – 11/2017. Tạp chí Y học Thành Phố Hồ Chí Minh, 22(5), tr. 196-200.
3. Huỳnh Thị Hồng Nghĩa (2016), “Nhiễm trùng từ cộng đồng do Enterobacteriaceae tiết men beta-lactamase phổ rộng tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Tp. Hồ Chí Minh”, Tạp chí Y Học Tp.HCM, 20 (1), tr 247-253.
4. Nguyễn thành Tín (2018), Xác định kiểu hình và kiểu gen của vi khuẩn Escherichia coli và Klebsiella pnemoniae tiết ESBL phân lập tại Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, số 5, tr. 246-251.
5. Mai Văn Tuấn (2008), “Khảo sát trực khuẩn Gram âm sinh men beta – lactamse phổ rộng phân lập tại Bệnh viện Trung Ương Huế” Tạp chí Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, 19(1), tr. 445-451
6. Đinh Thị Xuân Mai, Đặng Nguyễn Đoan Trang (2020) “Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi”, Tạp chí y học Thành phố Hồ Chí Minh, 21 (5), tr.227.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com